Đậu gà với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao vẫn được xem là một loại hạt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thoải mái thưởng thức loại đậu này. Một số nhóm người cần thận trọng hoặc thậm chí tránh ăn đậu gà. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ai không nên ăn đậu gà để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn nhé!
Đậu gà hay còn gọi là "chickpea" hoặc "garbanzo bean" là một loại đậu hạt tròn nhỏ, vỏ màu be nhạt. Loại đậu này có nguồn gốc từ vùng Trung Đông và Địa Trung Hải. Trước khi giải đáp thắc mắc ai không nên ăn đậu gà, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một khẩu phần đậu gà tiêu chuẩn (khoảng 164g khi đã nấu chín) cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu nào nhé!
Mặc dù đậu gà mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể nhưng một số nhóm đối tượng cần thận trọng hoặc hạn chế tiêu thụ loại đậu này như:
Ai không nên ăn đậu gà? Đầu tiên phải kể đến những người bị dị ứng với đậu. Đậu gà thuộc họ Đậu nên những người đã có tiền sử dị ứng với cây họ đậu khác (đậu phộng, đậu nành…) cũng có nguy cơ cao bị dị ứng chéo với đậu gà. Các triệu chứng dị ứng có thể từ nhẹ như nổi mề đay, ngứa ngáy, đến nghiêm trọng như khó thở, sưng phù mạch, thậm chí sốc phản vệ đe dọa tính mạng. Điều này xảy ra do hệ miễn dịch của họ phản ứng thái quá với một số protein có trong đậu gà.
Đậu gà chứa nhiều chất xơ và oligosaccharides - một loại đường phức tạp mà cơ thể khó tiêu hóa. Điều này có nghĩa là khi có vấn đề về tiêu hóa lại ăn đậu gà có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, đau bụng và tiêu chảy. Điều này rất dễ xảy ra ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc mắc các bệnh lý về đường ruột như hội chứng ruột kích thích (IBS).
Đậu gà chứa khoảng 100mg purine trên 100g. Purine khi chuyển hóa sẽ tạo thành axit uric. Nếu axit uric tích tụ quá nhiều trong máu có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các cơn gút cấp tính với triệu chứng đau dữ dội, sưng đỏ và nóng ở khớp.
Một chén đậu gà nấu chín cung cấp khoảng 12.5mcg vitamin K. Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Do đó, việc tiêu thụ đậu gà có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu như warfarin.
Đậu gà có kết cấu tương đối cứng, có thể gây khó nuốt và khó tiêu đối với trẻ nhỏ. Nên xay nhuyễn hoặc nghiền kỹ đậu gà trước khi cho trẻ ăn để tránh nguy cơ hóc nghẹn. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên ăn đậu gà nấu nguyên hạt.
Một chén đậu gà chứa khoảng 477 mg kali - một lượng kali khá cao. Điều này khiến thận không thể lọc và đào thải kali dư thừa ra khỏi cơ thể sẽ dẫn đến tăng kali máu với các biểu hiện như yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim.
Mặc dù đậu gà mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng việc tiêu thụ quá mức hoặc chế biến không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể là:
Để tận hưởng những lợi ích của đậu gà mà không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, bạn hãy tiêu thụ một lượng vừa phải, chế biến đúng cách và kết hợp với một chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh là tốt nhất.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dinh dưỡng cho những người muốn ăn đậu gà:
Ai không nên ăn đậu gà đến đây bạn đã biết rồi chứ? Nếu bạn có bất kỳ mối quan ngại nào về việc tiêu thụ đậu gà, đặc biệt là nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc các vấn đề về tiêu hóa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể nhé!
Xem thêm: Ăn quả gì để trắng da? Những loại trái cây giúp làn da tươi sáng tự nhiên
Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/dau-ga-a73556.html