Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia sở hữu trữ lượng than đá có thể khai thác lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á cùng với Indonesia (34,87 tỷ tấn) và Thái Lan (1,06 tỷ tấn).
Về trữ lượng, chưa có con số chính xác về trữ lượng than đá ở Việt Nam, một vài tổ chức uy tín trong và ngoài nước đã đưa ra các thống kê như sau:
Những vùng có các mỏ than lớn đang được khai thác và đưa vào sử dụng là Quảng Ninh, Đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, sông Đà, sông Cả,... Trong đó, gần 90% trữ lượng than khai thác cả nước nằm ở Quảng Ninh.
2.1 Bể than Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm ở vùng đông bắc lãnh thổ Việt Nam có diện tích 6.110.1km2. Quảng Ninh có vị trí địa lý khá đặc biệt, vừa có núi, biển, đồng bằng, trung du, biên giới và sân bay. Đặc biệt, đây là một tỉnh rất dồi dào trữ lượng than và là địa điểm khai thác than chính trên cả nước. Quảng Ninh có trữ lượng than đá khoảng 10,5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3.5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng than đang khai thác trên cả nước hiện nay).
Bể than Quảng Ninh được phát hiện từ khá sớm (cách đây gần 100 năm), gồm nhiều vỉa than lớn nhỏ tạo nên sản lượng khá lớn. Đối với việc khai thác ở bể than Quảng Ninh, trước đây có thời kỳ sản lượng lộ thiên lên tới 80%, tỷ lệ này đã dần thay đổi và hiện nay còn 60% và sẽ xuống thấp hơn trong tương lai gần.
Than đá ở Quảng Ninh tập trung chính ở 3 khu vực là: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều. Lượng than cho phép khai thác mỗi năm lên đến hàng chục triệu tấn. 5 mỏ lộ thiên lớn với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Ðèo Nai, Núi Béo. Các mỏ than tại đây bắt đầu được đưa vào khai thác từ năm 1839. cùng vị trí sát biển thuận tiện cho việc vận chuyển than đến thị trường quốc tế đã giúp cho Quảng Ninh trở thành khu vực khai thác than hàng đầu cả nước.
Hiện nay, Quảng Ninh đang hướng tới việc “xanh hóa” các mỏ than. Việc áp dụng và sử dụng các phương pháp khai thác tiên tiến sẽ giúp cho hiệu quả khai thác than trở nên tốt hơn. “Mỏ xanh, mỏ hiện đại, mỏ sản lượng cao” đang là tiêu chí để khai thác than ở Quảng Ninh.
2.2 Bể than Sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng (hay Châu thổ Bắc Bộ) là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh thành, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Nếu tính đến độ sâu -3.500m thì tổng tài nguyên than của đồng bằng sông Hồng phải đạt đến 210 tỷ tấn, chủ yếu là than á bitum, gấp 20 lần bể than Quảng Ninh. 90% trữ lượng than tập trung ở tỉnh Thái Bình. Toàn bộ bể than được chia thành 8 vỉa, trong đó 3 vỉa ở Hưng Yên, 4 vỉa ở Thái Bình và 1 vỉa ở Nam Định. Các vỉa than khai thác được phân nửa trữ lượng bằng phương pháp lộ thiên, phần còn lại bằng phương pháp hầm lò.
Bể than Sông Hồng có thành phần than chủ yếu là bán bitum (than mỡ) và các than có năng lượng thấp như than nâu (lignit) và than bùn. Than mỡ có năng lượng khoảng 6000-6200 kcal/kg, và có hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,6% S), thích hợp cho phát điện và luyện kim.
Tuy nhiên, tiềm năng tài nguyên và trữ lượng có khả năng khai thác thực tế hoàn toàn khác nhau. Bể than sông Hồng có điều kiện địa chất hết sức phức tạp cho việc khai thác, nằm trong vùng nhạy cảm về môi trường, xã hội và có nhiều tài nguyên nhiên, văn hóa, nhất là tài nguyên nước và đất nông nghiệp.
Loại hình than đá của Việt Nam khá đa dạng, nhưng có năm loại chính: than antraxit, than á bitum, than mỡ, than nâu và than bùn. Chất lượng than Việt Nam được đánh giá cao, phù hợp trong việc sử dụng làm than năng lượng.
Than đá Việt Nam phần lớn là than antraxit với phần trăm carbon ở ngưỡng ổn định trên 80%, thường có màu đen ánh, ít lỗ hở rỗng, khi cầm trên tay thường có chút dầu mỡ và khó rửa. Than antraxit Việt Nam được đánh giá là sạch, chất lượng cao và ít pha tạp chất. Độ tinh khiết của than trên 65% và khả năng bốc cháy đã được kiểm chứng là rất tốt, khi đốt thường không ngửi thấy mùi khó chịu bởi lượng lưu huỳnh trong than rất thấp. Việt Nam cũng là một trong những nhà sản xuất than antraxit lớn trên thế giới.
Than antraxit có đặc tính giòn và cứng, ít bị biến đổi và tác động bởi các loại chất hóa học khác nhau, nên có khả năng chịu được hóa chất và ổn định trong môi trường axit và bazơ.
Nhiệt trị 6900 - 7300 kcal/kg Hàm lượng carbon 92,1% - 98% Chất bốc 3 - 10% Độ mịn yêu cầu (R = 0,09mm) 2 - 5% Hàm lượng tro 10 - 20% Độ ẩm thô 6 - 12% Chỉ số Hardgrove 35 - 55 Nhiệt độ bốc cháy 880 độ C Nhiệt độ cháy âm ỉ 450 độ C Áp suất dư tại điểm nổ 6,3 barMột trong những ứng dụng phổ biến của than antraxit là được dùng trong quá trình xử lý nước, nhờ cấu trúc rỗng nên được sử dụng làm vật liệu lọc nước trong máy lọc, đặc biệt là trong chất thải công nghiệp và những loại nước có thành phần hóa chất cao.
Trong các máy lọc nước, lớp than antraxit được lót ở lớp cuối cùng. Khi kết hợp với lớp cát thạch anh, cát lọc nước sẽ làm các phần cặn, bông bùn hay các hạt lớn sẽ bị giữ lại ở lớp cát đầu tiên. Các phần chất lơ lửng loại nhỏ, độ đục sẽ bị giữ lại bởi lớp than antraxit phía dưới, giúp cho chất lượng nước khi lọc ra sạch hơn, trong hơn và an toàn cho người dùng hơn.
Than antraxit còn được dùng làm năng lượng trong lĩnh vực điện than, luyện kim, sản xuất xi măng.
Ngành công nghiệp than trong nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất năng lượng nói riêng. Ngành than Việt Nam có sức cạnh tranh cao, có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than, đủ khả năng đáp ứng về cơ bản nhu cầu trong nước, cung ứng năng lượng cho các ngành sản xuất trọng điểm và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Than đá được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống của nước ta. Đây là khoáng sản chiếm tỷ trọng cao trong công nghiệp, dùng làm nhiên liệu, năng lượng, công nghệ khí hóa, hóa lỏng… Theo báo cáo mới nhất, Việt Nam là một trong 5 nền kinh tế có mức tiêu thụ than đá cao nhất ở Đông Nam Á.
Nhu cầu than trong nước đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là than cho sản xuất điện và sản xuất công nghiệp. Đây là điều tất yếu đối với một nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa.
Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/cac-quoc-gia-nao-sau-day-tap-trung-nhieu-than-da-a65743.html