Tiêu dùng và doanh nghiệp trên khắp thế giới ngày nay đang chứng kiến sự biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh quốc tế, và vai trò của tập quán đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thương mại quốc tế. Tập quán không chỉ là khía cạnh của sự thay đổi, mà còn là động lực mạnh mẽ đằng sau sự phát triển và cạnh tranh toàn cầu. Vậy vai trò của tập quán trong thương mại quốc tế là gì? Hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu về vấn đề trên. Trong trường hợp Quý khách hàng có vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline 0903.419.479 hoặc email contact@apolo.com.vn.
1. Tập quán trong thương mại là gì?
Theo quy định tại khoản 4 điều 3 của Luật Thương mại 2005 thì: “Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.”
Tập quán thương mại quốc tế thường được chia thành 03 loại gồm:
-
Tập quán có tính nguyên tắc: được hiểu là những tập quán được hình thành dựa trên các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền giữa các quốc gia và bình đẳng giữa các dân tộc.
-
Tập quán quốc tế chung: được hiểu là những tập quán được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận cũng như áp dụng.
-
Tập quán mang tính khu vực: được hiểu là những tập quán được áp dụng riêng cho từng quốc gia hoặc từng khu vực cụ thể.
Vai trò của tập quán trong thương mại quốc tế
2. Vai trò của tập quán trong thương mại quốc tế
- Tập quán quốc tế có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các quy phạm luật quốc tế cũng như điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế có xảy ra phát sinh tranh chấp.
- Tập quán quốc tế có vai trò điều chỉnh mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau.
- Bản chất của tập quán quốc tế là cho phép các chủ thể thỏa thuận để lựa chọn cách xử sự cho mình, có giá trị pháp lý bắt buộc. Các quốc gia tôn trọng và thừa nhận các quy tắc xử sự của quốc gia mà mình hợp tác thông qua tập quán quốc tế từ đó tạo được mối quan hệ hợp tác lâu dài.
- Có những quy phạm pháp luật do chính các quốc gia áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định cũng được các chủ thể khác thừa nhận là tập quán quốc tế và khi hợp tác với những quốc gia đó phải tuân thủ tập quán quốc tế đó.
- Vai trò của tập quán quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế:
-
Tranh chấp quốc tế ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng bên cạnh sự phát triển, gia tăng trong các quan hệ hợp tác quốc tế. Việc tranh chấp xảy ra này đến từ rất nhiều yếu tố khác nhau, để giải quyết việc xảy ra tranh chấp này sẽ phải áp dụng luật (bao gồm cả luật nội dung và luật hình thức) hay các nguyên tắc quy phạm của Luật quốc tế.
-
Có những trường hợp tranh chấp quốc tế sẽ không thể giải quyết bằng việc áp dụng Luật quốc tế hay điều ước quốc tế mà có thể áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết, giúp cho cơ quan tài phán dễ dàng xử lý một cách hợp tình và hợp lý nhất.
Vai trò của tập quán trong thương mại quốc tế
3. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
Theo quy định tại điều 13 của Luật Thương mại 2005: “Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.”
Ngoài nguyên tắc áp dụng tập quán thì trong hoạt động thương mại cũng cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản khác như:
-
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại quy định tại Điều 10 Luật Thương mại 2005 như sau: “Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.”
-
Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại quy định tại Điều 11 Luật Thương mại 2005 như sau: “Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.”
-
Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên quy định tại Điều 12 Luật Thương mại 2005 như sau: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.”
-
Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng quy định tại Điều 14 Luật Thương mại 2005 như sau: “Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.”
-
Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại quy định tại Điều 15 Luật Thương mại 2005 như sau: “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.”