Các vết thương ngoài da cần được vệ sinh đúng cách để tránh viêm nhiễm. Bên cạnh đó, người bị thương cũng cần tiêm các loại vắc xin cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Chẳng hạn, vết thương do động vật gây ra cần tiêm vắc xin phòng bệnh dại, còn các vết thương do tai nạn như đứt tay, ngã xe, cần tiêm vắc xin ngừa uốn ván. Vậy, nếu bị người cắn có cần chích ngừa không?
Bị người cắn có nguy hiểm không?
Bị người cắn rất nguy hiểm và có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bạn. Khi bị người cắn, bạn có thể mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn và virus. Vết cắn có thể trở thành “cửa ngõ” cho các loại vi khuẩn và virus từ cơ thể người cắn hoặc từ môi trường bên ngoài, gây tổn thương và nhiễm bệnh cho bạn.
Các nhà khoa học cho rằng, vết cắn của người thậm chí còn nguy hiểm hơn so với vết cắn của động vật. Nước bọt có thể là môi trường truyền nhiễm cho vi khuẩn và virus. Người nhiễm bệnh có thể lây nhiễm cho người khác thông qua nước bọt chứa virus và vi khuẩn, đặc biệt khi tiếp xúc với niêm mạc đường hô hấp của người khỏe mạnh như khi hôn, ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Vì vậy, việc xử lý vết thương do người cắn một cách kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để ngăn ngừa các nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng.
Những vị trí cắn gây nguy hiểm
Trước khi tìm hiểu về bị người cắn có cần chích ngừa không, chúng ta sẽ tìm hiểu về những vị trí bị ảnh hưởng nặng khi cắn. Mọi vết cắn đều có nguy cơ gây nhiễm trùng và lây bệnh nhưng một số vị trí trên cơ thể đặc biệt nguy hiểm khi bị cắn, bao gồm:
- Vùng cổ và đầu: Vết thương tại cổ và đầu rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến mạch máu, não, dây thần kinh và các cơ quan quan trọng. Các vết cắn ở đây dễ dẫn đến nhiễm trùng và sưng tấy, tạo áp lực lên mạch máu. Đặc biệt, vùng này gần thần kinh trung ương, nên các tác nhân gây bệnh như virus dại và trực khuẩn uốn ván có thể tấn công nhanh chóng vào hệ thần kinh trung ương.
- Vùng đốt và tay chân: Vết cắn tại các khu vực này có thể làm tổn thương xương, cơ và dây thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và vận động. Vùng đầu các chi có nhiều dây thần kinh cảm giác, dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập và tấn công hệ thần kinh trung ương.
- Vùng sinh dục: Đây là khu vực nhạy cảm với nhiều dây thần kinh cảm giác. Vết cắn ở đây có thể gây nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương.
Những vị trí trên đều đòi hỏi cần xử lý vết thương kịp thời, điều trị đúng cách để ngăn ngừa các tổn thương nghiêm trọng và hậu quả không mong muốn sau khi bị cắn.
Tình trạng sức khỏe sau khi bị cắn
Người bị cắn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và cách điều trị sau đó. Một số vấn đề phổ biến có thể xảy ra, bao gồm:
- Nhiễm trùng: Vết cắn có thể dễ dàng bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và các vi sinh vật có trong răng miệng và tuyến nước bọt của người cắn. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, vết thương có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến đau, sưng, nhức, mưng mủ và có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như viêm gan B, dại, uốn ván,…
- Tổn thương cơ bắp và cấu trúc xương: Vết cắn sâu có thể gây tổn thương lớn đến cơ bắp và cấu trúc xương dưới da, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, gây đau đớn và có thể để lại di chứng lâu dài.
- Dị ứng: Phản ứng dị ứng có thể xảy ra do tiếp xúc với độc tố từ vi sinh vật, chất nội tiết hoặc mầm bệnh của người cắn, dẫn đến các triệu chứng không mong muốn và gây khó chịu.
Bị người cắn có cần chích ngừa không?
Nhiều người thắc mắc rằng liệu bị người cắn có cần chích ngừa không? Mặc dù không phải lúc nào bị người cắn cũng cần tiêm ngừa nhưng đa số các trường hợp vết thương lớn, sâu và nhiễm bẩn đều cần tiêm ngừa theo chỉ định theo bác sĩ.
Những vết cắn nào là vô hại?
Thực tế cho thấy, những vết cắn nhẹ, chỉ gây trầy xước trên bề mặt da mà không tạo ra vết thương hở thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng không có vết cắn nào hoàn toàn vô hại.
Ngay cả vết thương nhỏ cũng có thể là môi trường cho virus và vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, dẫn đến nhiễm trùng từ sưng đau nhẹ, sưng tấy, mưng mủ, bội nhiễm hay nặng hơn là hoại tử mô hoặc nhiễm trùng nặng.
Vì vậy, ngay cả khi vết cắn chỉ gây trầy xước nhẹ, mọi người cũng không nên xem thường. Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng, đỏ, đau đớn hoặc tiết dịch có màu và mùi bất thường, người bị cắn nên đến khám bác sĩ tại các cơ sở y tế để đảm bảo vết thương không gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Người cắn là người khỏe mạnh, đã được tiêm phòng có cần tiêm ngừa không?
Ngay cả khi người cắn hoàn toàn khỏe mạnh và đã tiêm phòng đầy đủ, người bị cắn vẫn cần tiêm ngừa theo khuyến cáo của cơ quan y tế để có miễn dịch chủ động chống lại các bệnh truyền nhiễm, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
Đặc biệt, sau khi bị cắn, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng vết thương và lịch sử tiêm ngừa. Bác sĩ sẽ quyết định tiêm vắc xin phòng uốn ván và dại. Bệnh uốn ván lây nhiễm từ môi trường qua vết thương hở, không lây từ người cắn, do đó dù người cắn khỏe mạnh và đã tiêm phòng, người bị cắn vẫn có nguy cơ nhiễm nha bào uốn ván và cần tiêm ngừa. Với bệnh dại, tiêm dự phòng sau phơi nhiễm không chỉ giúp tránh mắc bệnh mà còn tạo miễn dịch chủ động, giảm thiểu số mũi điều trị dự phòng cần thiết sau mỗi lần phơi nhiễm.
Các trường hợp không cần tiêm ngừa
Một số tình huống có thể không cần thiết phải tiêm ngừa sau khi bị người cắn, gồm:
- Người bị cắn và người cắn đã được tiêm ngừa đầy đủ: Trong trường hợp này, việc tiêm ngừa thêm có thể không cần thiết vì hệ miễn dịch đã được bảo vệ từ trước.
- Vết cắn chỉ trầy xước nhẹ, không làm rách da hoặc gây ra vết thương hở: Các vết cắn này không tạo ra khoảng hở ở niêm mạc, do đó nguy cơ lây nhiễm bệnh rất thấp. Trong trường hợp này, chỉ cần vệ sinh vết cắn sạch sẽ, không cần tiêm ngừa.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc bị người cắn có cần chích ngừa không. Hãy luôn chủ động chăm sóc, theo dõi vết thương và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn sức khỏe.