Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là ngành học thuộc khối ngành Công nghệ Kỹ thuật có xu hướng tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Tìm hiểu thông tin ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì? và các cơ hội việc làm của ngành.
Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng điện và xu hướng hiện đại hóa bằng điều khiển ngày càng tăng nhanh. Chính vì vậy, ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử có nhu cầu nhân lực lớn và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ. Đây cũng chính là lý do khiến ngành này đang là một trong những ngành “hot” được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Và câu hỏi ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì? Ra trường làm gì? là câu hỏi đầu tiên được đặt ra khi tìm hiểu về ngành nghề này.
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là lĩnh vực công nghệ kỹ thuật thực hiện và áp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật điện để thiết kế, phát triển, thử nghiệm và sản xuất các thiết bị điện và điện tử như thiết bị liên lạc, radar, thiết bị đo lường hoặc điều khiển công nghiệp và y tế, thiết bị dẫn đường, robot và máy tính.
Nhận định về tương lai của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử
Trong tương lai 5 năm tới, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử được nhiều chuyên gia dự báo sẽ trải qua sự phát triển mạnh mẽ và đổi mới sâu rộng, nhờ vào xu hướng toàn cầu trong các lĩnh vực tự động hóa, năng lượng tái tạo, và sự ứng dụng ngày càng lớn của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây.
Theo báo cáo của Market Research Future, tốc độ tăng trưởng ngành này dự kiến đạt 7% mỗi năm, chủ yếu do nhu cầu về hệ thống điện thông minh, tự động hóa trong công nghiệp, và các giải pháp năng lượng sạch.
Các công nghệ như IoT đang cách mạng hóa ngành công nghiệp điện, điện tử bằng việc kết nối hàng tỷ thiết bị, trong khi AI đang được áp dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất và dự báo bảo trì. Theo Statista, đến năm 2025, hơn 75 tỷ thiết bị IoT sẽ hoạt động toàn cầu, tạo cơ hội lớn cho ngành điện tử trong việc phát triển và bảo trì các hệ thống phức tạp.
Điện toán đám mây cũng sẽ trở thành hạ tầng cốt lõi, giúp xử lý và lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ từ các thiết bị IoT và hệ thống thông minh. IDC ước tính rằng chi tiêu toàn cầu cho điện toán đám mây sẽ đạt 1.3 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Từ góc độ khách quan có thể thấy đây là ngành ó tiềm năng phát triển lớn khi các quốc gia và doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến năng lượng tái tạo và điện tử thông minh.
Tuy nhiên, sự phát triển cũng đặt ra thách thức lớn về việc đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao để theo kịp tốc độ thay đổi công nghệ. Nếu không được đầu tư đúng mức, nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là rào cản lớn trong việc tận dụng tối đa các cơ hội phát triển của ngành này.
Để tìm hiểu rõ hơn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì? hãy điểm qua một số ứng dụng của ngành này trong cuộc sống.
Ứng dụng ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử là gì trong đời sống
Ứng dụng ngành Công nghệ thuật Điện, Điện tử trong công việc sản xuất vô cùng phổ biến
Các tố chất để theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì? Đây là ngành học khô khan chỉ dành cho nam giới?
Thực ra đây là ngành không phân biệt là nam hay nữ. Người học cần có tư duy logic, yêu thích khoa học kỹ thuật và đam mê tìm hiểu về công nghệ. Đây là ngành đòi hỏi khả năng phân tích, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật, nên những cá nhân có kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm sẽ có lợi thế lớn. Những người thích sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc, đặc biệt là khi lắp đặt và bảo trì các hệ thống điện phức tạp, cũng sẽ cảm thấy phù hợp với ngành này.
Các bạn học sinh lớp 12 mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử cần học tốt các môn như: Toán, Vật lý, Công nghệ (Công nghệ Điện - Điện tử), Vật lý, Tin học.
Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về các lĩnh vực liên quan đến thiết kế, chế tạo trong phạm vi rộng của ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử cùng khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ.
Một số môn học chuyên ngành ngành được giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học.
STT
Tên học phần
Khối kiến thức cơ sở
1
Nhập môn Kỹ thuật Điện tử
2
An toàn điện và an toàn lao động
3
Linh kiện và mạch điện tử
4
Cấu kiện điện tử
5
Điện tử số
6
Điện tử tương tự
7
Lý thuyết mạch
8
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
9
Kỹ thuật vi xử lý
10
Xử lý tín hiệu số
11
Lý thuyết trường Điện tử và siêu cao tần
12
CAD và ứng dụng
Khối kiến thức chuyên ngành
13
Điện tử công suất
14
Thiết kế vi mạch số
15
Kỹ thuật logic khả trình PLC
16
Thị giác máy tính
17
Nhập môn trí tuệ nhân tạo
18
Thiết kế vi mạch tương tự
19
Mạch cảm biến
20
Robot công nghiệp
21
Xử lý số tín hiệu
22
Thiết kế logic số
23
Thiết kế hệ thống nhúng
24
Học máy
25
Xử lý ảnh
26
Xử lý tiếng nói
Xem thêm: Danh sách các trường đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử.
Thị trường việc làm trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử hiện nay đang trải qua sự phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự bùng nổ của các công nghệ mới như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và năng lượng tái tạo. Theo báo cáo của VietnamWorks, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực điện - điện tử đã tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm, đặc biệt ở các thành phố lớn và khu công nghiệp như TP.HCM, Hà Nội, và các khu vực có các dự án năng lượng tái tạo và được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư như Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bình Dương, Long An, ….
Một số vị trí công việc mới đang thu hút sự chú ý trên thị trường bao gồm:
Trên đây là toàn bộ thông tin của ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì?, học gì?, cơ hội việc làm. Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về ngành học, xem chi tiết tại chuyên mục ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử
Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/dien-dien-tu-la-gi-a74682.html