NHỮNG MÓN ĂN BẠN PHẢI THỬ KHI ĐẾN MĂNG ĐEN

1. GÀ NƯỚNG, CƠM LAM

GÀ NƯỚNG Gà nướng là món ăn của rất nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, món gà nướng Kon Plông được nằm trong top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam theo Vnexpress.net. Nguyên liệu chính của món ăn này được lựa chọn từ các chú gà ngon thả đồi hoặc nuôi tại các hộ gia đình người địa phương trong các làng. Ngoài những nguyên liệu gia vị cơ bản, phụ liệu để tăng thêm phần hấp dẫn, thơm ngon cho món ăn này phải kể đến lá tiêu rừng (hay lá mắc mật)để ướp vào bụng con gà.Đầu bếp sẽ dùng cây xuyên con gà từ bụng lên đến đầu gà có thể lấy lạt (kẽm) buộc kỹ không cho thân gà bị xoay. Đặt gà gác lên hai đầu cây kê sẵn. Than củi đốt cháy ửng hồng, vừa phải không làm cho gà bị cháy đen. Khi đặt gà lên nướng phải xoay đều và liên tục, lấy dầu ăn đã phi sả và tiêu rừng xoa lên thân gà để làm cho phần da vàng và không bị cháy sém, thêm độ bóng vàng của lớp da. Khi thấy thân gà có độ bóng vàng, tóp lại là gà đã chín.

Lấy gà ra xé hoặc chặt từng miếng tuỳ theo ý thích của khách, rồi bày ra dĩa với rau thơm, dưa leo, thêm một chén muối hột dã với ớt xanh, tiêu rừng là bạn sẽ có một món ăn đậm chất kon Pông để bạn không thể quên. CƠM LAM Đây là món ăn khá phổ biến của hầu hết đồng bào dân tộc Tây Nguyên nhưng mỗi địa phương đều mang một sắc thái, hương vị khác nhau. Đến với cơm Lam vùng KonPlông người ăn có thể cảm nhận mùi nếp thơm lần hương rừng trong miếng cơm lam. Nó chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, ăn không biết ngán. Nhiều khi không có thức ăn kèm, người ta vẫn thấy rất rõ cái vị đậm đà của gạo và mùi thơm của nứa non.Nguyên liệu chính của món ăn này được làm từ gạo nếp rẫy ngâm với nước sạch khoảng 60-90 phút sau đó vớt gạo bỏ vào ống, ước lượng gạo trong ống vừa đủ. Dùng lá chuối, lá dong cuốn thành nút, nút vào miệng ống nứa rồi đặt ống đứng vào một điểm nào đó không cho ống bị đổ khoảng 4 - 5 phút rồi bắt đầu nướng. Đặt ống vào nướng từ dưới lên trên (nếu nướng từ trên xuống dưới cơm dễ bị cháy và phụt ra khỏi ống). Đồng thời xoay liên tục, không cho ống bị cháy và chỉ rám phần ngoài vỏ, dùng ngón tay ấn mạnh, nếu thấy có độ mềm là cơm lam đã chín, rồi gác lên nơi sạch sẽ cho cơm nguội.Cơm lam nguội dùng dao sắc róc phần vỏ nứa bị cháy sém, cẩn thận không cho dao chạm vào cơm. Róc vỏ xong dùng dao cắt ngang ống cơm chia thành nhiều lát có độ dày tuỳ ý. Các lát cơm được bầy ra đĩa, từ đĩa cơm toả ra mùi thơm của nếp, hương thơm của nứa non được nướng qua lửa, ăn vào miệng có vị bùi, vị ngọt, rất hợp với khầu vị của người Mơ Nâm.Có thể ăn kèm với muối vừng, các loại thịt, rau hoặc ăn không cũng được

2. HEO LÀNG (QUAY, NƯỚNG XIÊN)

Heo làng quay nguyên con Là món ăn đặc sản của người dân Tây Nguyên, nguyên liệu chính là heo nuôi trong các làng hoặc heo thả vườn. Heo sau khi được làm sạch, sẽ được quét lên lớp gia vị như: hành phi, tỏi cộng với sả thái nhỏ và bột ngọt, bột nêm bỏ vào xi dầu quét lên heo khi đưa lên nướng. Heo được nướng trên than đỏ, khi quay heo nướng ta thường chú ý quét nước xi dầu lên khắp người heo đẻ cho nước thấm tạo nên mầu vàng và gia vị khi ăn được ngon miệng. Thời gian quay heo tuỳ thuộc vào heo lớn nhỏ để quay có thể từ 4 đến 5 giờ, nếu heo to thi thời gian keo dài 6 đến 7 giờ.Khi dọn ra mời khách, chiêu đãi. Nếu tổ chức tiệc đứng ở trong làng ta nên dùng lá chuối hoặc lá dong để lót bỏ thịt heo; nếu ở trong nhà hàng, khách sạn thì ta dùng bằng dĩa lớn để bỏ. Gia vị để chấm với thị heo là nước mắm ngon dã với ớt, tỏi hợc mắm cái ngon dã với gia vị ớt tỏi để làm nước chấm. Thịt heo nướng ăn với rau sống, báng tráng nhúng nước quấn hoặc ăn với các món bánh ướt, bánh hỏi là món đặc sản đãi khách

3. CÁ TẦM

Cá Tầm đã trở thành thương hiệu của Măng Đen trong nhiều năm nay. Đây là món ăn đặc sản thu hút được sở thích của nhiều người vì thịt cá nhiều, ít xương dăm, hàm lượng chất đạm, báo, axít béo không cao.Tùy theo sở thích và yêu cầu của khách để chế biến món cá tầm nướng hay lẩu cá tầm. Với món CÁ TẦM NƯỚNG: nguyên liệu chính gồm phi lê cá tầm cắt dọc theo chiều dài của con cá (cá được cắt vừa với kích thước của mỗi vĩ nướng), phụ liệu đi kèm gồm tiêu rừng, sả băm nhuyễn và gia vị ướp vào cá, sau đó cho cá lên vỉ nướng. Đặt vỉ lên lò than cháy ửng hồng, quan sát và trở vỉ cá đều tay, tránh để cá cháy đen. Lúc này đây, mùi thơm của sả kèm với vị béo của cá bên cạnh mùi nồng nàn của tiêu rừng khuyến khích vị giác chủa chúng ta muốn thưởng thức ngay món cá tầm nướng này tại khu vực chế biến.

Với món LẨU CÁ TẦM: sau khi cá tầm được làm xong và sạch sẽ, cá tầm được cắt thành các miếng hình chữ nhật. Một cách chế biến đó là: Sả, tỏi băm nhuyễn phi lên, dậy mùi sau đó cắt cà chua bỏ vào tao qua tao lại rồi chế nước dùng vừa đủ cho số lượng khách ăn. Khi nước dùng sôi lên, cho măng chua cắt sợi vào nêm nếm và đưa ra bàn phục vụ khách. Cá tầm được sắp thành hình tròn xung quanh dĩa trang trí với các loại rau thơm và ớt trái. Trong quá trình ăn, quý khách sẽ tự mình cho cá vào nồi lẩu đợi sôi lên và thường thức. Món ăn này thường được ăn kèm với bún tươi.

4. LẨU GÀ HẦM SÂM Với nguyên liệu chính là những chú gà đồi hay gà được bà con nuôi trong các bản làng.Gà được hầm với những củ sâm dây, một số vị thuốc bắc như táo đỏ, kỷ tử trong nồi đất và sẽ cho ra nồi nước dùng thôm ngon, đậm vị; gà thì mềm nhưng vẫn giữ đặc trưng là dai dai của gà đồi. Món nay, du khách sẽ ăn cùng lá sâm dây, bún. Măng Đen thời tiêt se se lạnh, ăn chén gà hầm sâm thì tuyệt vời.

5. CÁ NIÊNG NƯỚNG

Cá Niêng ở Kon Plông có nhiều ở các xã như: Đăk Ring, Đăk Nên, Ngok Tem.... Là loại cá tự nhiên sống trong các dòng suối trong. Loài cá này ăn rong, rêu nên thịt cá rất ngon, ngọt. Khi làm cá Niêng người ta sẽ giữ lại phần ruột vì giá trị của cá Niêng nằm ở phần này. Cá Niêng được nướng trên than hồng, ăn kèm với muối ớt và các loại rau thơm sẽ giúp du khách trải nghiệm được trọn vẹn nhất của món ăn này.

6. GỎI MĂNG NỨA KHÔ

Trong những khu rừng vây quanh Kon Plông có rất nhiều cây nứa, tuy cùng họ với tre và lồ ô nhưng cây nứa nhỏ và ngắn hơn nhiều, còn chất lượng măng nứa thì không cần bàn cãi nhiều vì đã nổi tiếng thơm ngon rồi. Thiên nhiên phú cho Kon Plông những điều kiện hết sức thuận lợi để cây măng nơi đây có vị ngon đặc biệt, hiếm nơi nào có được: vừa giòn vừa ngọt lại có vị thanh thanh, ăn hoài không ngánKhi núi rừng Măng Đen đón những cơn mưa đầu mùa là lúc những mầm măng nhú lên, màu xanh ngắt: măng tre, măng trúc, măng lồ ô, măng sặt,…mỗi loại có hương vị rất riêng nhưng được ưa chuộng bậc nhất phải là măng nứa. Khi lột hết lớp bao cứng bên ngoài cây măng nứa sẽ lộ ra phần thân non bên trong màu trắng xanh, nhìn xinh xắn. Mùa măng nứa mọc nhiều quá, ăn không hết bà con lại đem phơi dưới nắng hoặc sấy trên bếp cho khô, để giành ăn dần.

Đối với măng nứa tươi cách chế biến đơn giản nhất là măng nứa luộc, vừa giữ được vị ngọt tự nhiên với màu vàng nhạt và mùi thơm dễ chịu.Còn với măng nứa khô, thì gỏi măng sẽ là món ăn dễ làm, nhưng lại rất hấp dẫn.Trước đây, măng nứa là món ăn dân dã, góp phần giúp đồng bào dân tộc địa phương có cái ăn trong mùa mưa thì nay măng nứa đã trở thành món quà quý của núi rừng, tăng thêm sự phong phú cho sản vật rừng Kon Plông. “Tiếng lành đồn xa” vị ngon hiếm có của măng nứa Kon Plông đã khiến nhiều du khách biết đến và ngày càng ưa chuộng.

7. GỎI HOA CHUỐI RỪNG

Đây là món ăn đặc sản riêng có của huyện Kon Plông. Khác với loại hoa chuối bình thường, khi thưởng thức món ăn, quý khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của vị chua chua, chát chát, cay cay, ngọt ngọt mang chất tự nhiên dân dã vốn có của hoa chuối rừng. Nguyên liệu chính được làm từ hoa chuối rừng lấy từ các cây chuối mọc trong các nương rẫy của người dân địa phương bản địa tại huyện, một loại nguyên liệu rất dân dã. Cách chế biến đơn giản nhất của món này là: hoa chuối được thái mỏng, ngâm với muối và chanh để rửa hết mủ hoa chuối và tránh cho hoa chuối bị đen màu, sau đó vắt khô nước trong hoa chuối ngâm và cho các loại gia vị, rau thơm đủ loại, đậu phộng rang, bò khô (hoặc bò tươi tùy khẩu vị du khách). Trộn đều tất cả các gia vị đó và cho vào dĩa, trang trí cùng với ngò và ớt.

8. CƠM GẠO ĐỎ, NẾP THAN Là những loại gạo được trồng ở Măng Đen. Gạo thơm, dẻo, ăn có vị ngọt. Cơm ăn cùng với những món thịt, cá mặn hay đơn giản ăn cùng với gỏi măng rừng là du khách đã cảm nhận được trọn vẹn của món ăn dân dã này.

Bài viết đã giới thiệu đến du khách một số món ăn đặc trưng nhất của Măng Đen. Du khách đến với Măng Đen nhớ thưởng thức nhé!

Phương Vũ

Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/an-gi-o-mang-den-a72382.html