Định Cư Và Làm Việc Tại New Zealand Cho Du Học Sinh

Làm việc tại New Zealand sau quá trình học tập nhiều năm gắn bó ở đất nước chim Kiwi, luôn là câu chuyện cần giải quyết của các bạn du học sinh. Hôm nay, ALT sẽ hướng dẫn cũng như chia sẻ những kinh nghiệm để có thể xin việc làm tại đất nước New Zealand bạn nhé!

1. Các loại Visa việc làm tại New Zealand

làm việc tại new zealand

Bạn cần tìm hiểu về các loại Visa ở New Zealand trước khi nghĩ đến khả năng làm việc ở New Zealand nhé.

1.1 Essential Skills work visa

Là loại Visa dành riêng cho các bạn đến New Zealand để lưu trú tạm thời. Thời hạn, điều kiện của Visa tùy thuộc vào thời hạn cung cấp công việc của bạn, tiền lương cũng như nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Nếu bạn có một lời mời làm việc ở một ngành nghề nằm trong danh sách những ngành nghề cần thiết, với bằng cấp cũng như kinh nghiệm của bạn phù hợp với công việc đó thì bạn có thể nộp đơn xin loại Visa Essential Skills work này.

Trong trường hợp công việc của bạn không nằm trong danh sách cần loại Visa này nhưng khi chủ sở hữu lao động cần những người dân bản xứ của họ làm nhưng lại không thể tìm thấy ai phù hợp, lúc này nếu trong tay bạn có loại visa này rồi thì bạn sẽ được ưu tiên tuyển dụng.

1.2 Residence Visa (Work to Residence)

Có hai loại visa Work to Residence chính nhằm cho phép bạn xin việc làm ở New Zealand đó là Visa thường trú thiếu hụt kỹ năng dài hạn và Visa thường trú được các nhà tuyển dụng công nhận cụ thể sau:

#1 Visa thường trú thiếu hụt kỹ năng dài hạn

Nếu như bạn được mời hay tìm được một công việc lâu dài nằm trong danh sách các ngành nghề đang thiếu hụt kỹ năng dài hạn, bên cạnh đó bạn cũng có bằng cấp và kinh nghiệm trong các ngành nghề này thì bạn có thể nộp Visa thường trú thiếu hụt kỹ năng dài hạn.

Bạn cần đáp ứng những yêu cầu về tuổi tác như dưới 55 tuổi, sức khỏe hay những yêu cầu khác. Và đối với Visa này bạn sẽ không thể mang theo người thân cùng mình như vợ chồng hoặc con cái.

#2 Visa thường trú được các nhà tuyển dụng công nhận

Nếu bạn có một lời mời làm việc tại New Zealand lâu dài từ một chủ lao động được New Zealand công nhận nhập cư, bạn có thể nộp đơn xin việc để xin Visa cư trú.

Những yêu cầu về sức khỏe, tuổi tác và tính cách là những thứ bạn cần đáp ứng, bên cạnh đó lời đề nghị công việc của bạn cũng cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định của chủ doanh nghiệp đó nữa.

2. Kinh nghiệm xin việc làm tại New Zealand

làm việc tại new zealand

Có 3 kinh nghiệm xin việc làm tại New Zealand mà ALT chia sẻ đến các bạn dưới đây gồm:

#1 Đến các công ty hoặc các đại diện tuyển dụng

Những nhà tuyển dụng làm việc tại New Zealand thông thường sẽ tuyển dụng nhân sự cho họ bằng việc dùng các công ty tuyển dụng hoặc các công ty đại diện tuyển dụng để có được nhân viên phù hợp, đặc biệt là những công việc có chuyên môn cao. Để có thể ứng tuyển cũng như tăng cơ hội có được việc làm, thì bạn hãy đăng ký ở nhiều công ty một lúc.

Do tính chất thị trường việc làm ở New Zealand thường rất nhỏ, nên bạn cần theo dõi những công việc, những công ty mà bạn đã ứng tuyển, để khi họ có liên hệ trao đổi thì bạn đã có đầy đủ thông tin cũng như tính chất công việc nhằm tăng cơ hội việc làm.

#2 Các trang thông tin mạng xã hội

Bạn có thể tin tưởng và tìm việc làm trên các trang web như:

#3 Các tips để có thể tìm kiếm một công việc

Hãy sử dụng các mối quan hệ của bạn để tìm kiếm việc làm cũng như nhận được những chia sẻ về kinh nghiệm trong việc tìm kiếm việc làm ở New Zealand, nếu bạn là người mới ra trường.

Trang web New Kiwis là một chương trình được cung cấp bởi Phòng Thương mại Auckland và được tài trợ bởi Bộ Di trú New Zealand là nơi mà bạn có thể yên tâm tìm việc. Bạn chỉ cần hoàn thiện CV của mình còn lại để New Kiwis lo. Trang web sẽ phù hợp đối với những người mới nhằm kết nối với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tuyển chọn nhân viên theo kỹ năng mà họ đang cần.

Trang web Our Regions And Cities nhằm giúp bạn tìm nhà cung cấp chương trình hỗ trợ tìm kiếm kỹ năng và tìm kiếm việc làm cho người mới trong khu vực trong khu vực của bạn, đây là một chương trình mà bạn nên tham gia vì nó hỗ trợ tìm việc làm và liên kết những người lao động với chủ lao động trong khu vực đó.

3. Quyền lợi làm việc tại New Zealand

làm việc tại new zealand

Cả chủ lao động và nhân viên đều có trách nhiệm cũng như quyền lợi chiếu theo luật làm việc của New Zealand.

Một vài quyền lợi mà người lao động được hưởng khi làm việc ở New Zealand như:

Tại New Zealand thông thường bạn sẽ làm việc trung bình 10h/ tuần hoặc khoảng 40h một tháng và bạn cũng sẽ được hưởng những chế độ đãi ngộ theo quy định của chính phủ như được nghỉ lễ 11 ngày, được nghỉ phép ít nhất 4 tuần một năm, được an toàn tại nơi làm việc, được giảm thuế… và những chế độ đãi ngộ khác chúng sẽ được ghi vào trong hợp đồng lao động của bạn.

Những ngày nghỉ lễ gồm: Tết dương lịch, ngày Waitangi, ngày Anzac thứ 6 may mắn, ngày thứ 2 phục sinh, sinh nhật nữ hoàng, ngày lao động, Lễ Giáng Sinh và ngày lễ tặng quà. Những ngày này đều nằm trong chương trình làm việc tại New Zealand nên bạn đừng lo mình sẽ không được tính lương thêm nhé.

4. Nộp đơn xin thị thực sau khi tốt nghiệp

làm việc tại new zealand

Sau khi tốt nghiệp việc đầu tiên mà bạn cần làm để có thể ở lại làm việc tại New Zealand đó là nộp hồ sơ xin Visa làm việc sau khi tốt nghiệp, có 2 loại Visa làm việc sau tốt nghiệp gồm Visa mở và Visa hỗ trợ lao động và bạn cũng chỉ được nộp nó một lần duy nhất.

Khi bạn đã có Visa mở thì bạn mới có thể nộp Visa hỗ trợ lao động. Nếu bạn có được Visa làm việc sau tốt nghiệp, thì thời gian bạn có thể ở lại New Zealand sẽ lên đến 3 năm, từ đó giúp bạn nâng cao kinh nghiệm làm việc thực tế. Ngoài ra, vợ hoặc chồng và con cái của bạn cũng được hưởng lợi bằng việc nộp Visa phụ thuộc để vợ bạn có thể làm việc và con bạn có thể học miễn phí.

Cụ thể về 2 loại Visa làm việc sau tốt nghiệp như sau:

Visa mở

Visa mở cho phép bạn tìm kiếm 1 công việc phù hợp với trình độ bằng cấp của bạn tại New Zealand. Visa này có thời hạn là 12 tháng, trong khoảng thời gian này bạn có thể làm việc cho bất cứ nhà tuyển dụng nào ở New Zealand. Sau khi tìm được công việc đúng với chuyên môn, bạn có thể áp dụng Visa hỗ trợ lao động.

Visa hỗ trợ lao động

Visa hỗ trợ lao động làm việc tại New Zealand cho phép bạn làm việc cho một nhà tuyển dụng cụ thể trong 1 hoặc 2 năm tiếp theo. Để đảm bảo cho Visa hợp lệ, công việc bạn làm phải đúng với chuyên môn ngành học và bằng cấp bạn có, và bạn phải có Visa mở trước đó thì bạn mới nộp được loại Visa này.

5. Thị trường lao động và ngành nghề nằm trong danh sách ưu tiên

làm việc tại new zealand

#1 Thị trường lao động

Được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng kinh tế vững chắc khoảng 3% mỗi năm, từ đó kéo theo thị trường việc làm tại New Zealand tăng lên những năm gần đây. New Zealand dự tính sẽ có hơn 47.000 việc làm mỗi năm cho lao động trong tương lai.

Phần nhiều các công việc cần nhân lực sẽ thuộc các ngành nghề có tay nghề cao, từ đó tạo điều kiện cho ​​hầu hết những người nước ngoài đến học tập và muốn ở lại làm việc tại New Zealand.

New Zealand có nhiều cơ hội việc làm cho các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, kỹ thuật và công nghệ thông tin. Nhưng cũng có những cơ hội cho người lao động có kỹ năng tổng quát, đặc biệt là trong xây dựng hay trong các ngành nghề khác nhau thuộc lĩnh vực kinh doanh.

#2 Những ngành nghề thu hút sinh viên ở lại và nằm trong danh sách ưu tiên

Là quốc gia luôn chào đón những lao động có kỹ năng, có một số kỹ năng luôn được săn đón và tìm kiếm. Bạn có thể tìm hiểu về các kỹ năng cần thiết trong ESID và thường xuyên được cập nhật. Nếu bạn có trình độ và kinh nghiệm phù hợp trong các ngành nghề các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm nguồn nhân lực thì điều đó sẽ giúp việc xin visa cư trú trở nên dễ dàng hơn.

Danh sách các ngành nghề nằm trong diện ưu tiên làm việc tại New Zealand:

Trên đây là những chia sẻ nhằm giúp bạn có thể làm việc tại New Zealand từ đó tăng cơ hội định cư New Zealand. Hy vọng với những chia sẻ này các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn nhằm có công việc tại New Zealand, nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với ALT để có được sự hỗ trợ kịp thời nhé. ALT chúc bạn thành công.

Xem thêm bài viết liên quan

Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/di-lam-o-new-zealand-a70134.html