Những điều cơ bản về cách tính ngày nhuận năm nhuận

Chắc hẳn các bạn đã một vài lần nghe đến cụm từ “ngày nhuận” , “năm nhuận” nhưng vẫn chưa tìm được cách nào để có thể tính được ngày nhuận, năm nhuận. Vậy hôm nay, hãy cùng chúng tôi đọc và tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

1. Ngày nhuận là gì?

Nếu tháng 2 của năm nào có ngày 29/2 thì ngày đó được gọi là ngày nhuận (hay còn được gọi là ngày nhuần). Muốn biết được năm nào có nhuận sẽ rất đơn giản. Thường chúng ta sẽ biết năm nhuận qua hai cách theo dương lịch như sau:

Bạn lấy biểu số của năm muốn tính chia cho 4, nếu chia đủ thì năm đó sẽ có nhuận.

Ví dụ: bạn muốn tính xem năm 1996 có nhuận hay không thì bạn lấy 1996/4 = 499, vậy năm 1996 có ngày nhuận

Đối với những năm “Tròn thế kỷ” ( là những năm có hai số 0 ở cuối như 2000, 1900,…) thì bạn chỉ cần lấy 2 số đầu của năm chia 4, nếu chia đủ thì năm đó sẽ có ngày nhuận.

2. Tại sao trong năm lại có ngày nhuận?

Theo những nhà khoa học nghiên cứu, thời gian để Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ (chính xác là 5 giờ 48 phút 46 giây). Như vậy có thể thấy được mỗi năm sẽ dư ra 0.25 ngày. Vì thế mà cứ 4 năm sẽ tích lại 0.25×4 = 1 ngày. Ngày dư ra này chính là ngày nhuận và được xếp vào tháng hai, từ đó mà vì sao cứ 4 năm sẽ xuất hiện ngày 29/2.

Ngoài ra, vẫn sẽ có một số ngoại lệ đối với nguyên tắc này vì có một năm dương lịch ngắn hơn 365.25 ngày một chút. Vì thế vẫn có một cách tính khác chính là những năm có biểu số chia hết cho 100 sẽ được coi là năm nhuận nếu biểu số của chúng cũng chia hết cho 400. Dựa theo nguyên tắc này thì trung bình một năm có 365 + 1/4 − 1/100 + 1/400 = 365,2425 ngày (tức là 365 ngày giờ 48 phút 46 giây)

lich-tinh-ngay-nhuan-moi-nhat

Lịch chứa ngày nhuận mới nhất, chính xác nhất năm 2020

Vì sao lại xuất hiện điều này? Vì theo lịch Gregory (lịch chuẩn dùng trên thế giới) được tạo ra để đảm bảo ngày xuân phân tại châu Âu rơi vào ngày 21 tháng 3, để ngày lễ Phục Sinh được điều chỉnh theo ngày xuân phân một cách rõ ràng hơn. Một năm xuân phân được tính là khoảng 365.242475 ngày. Từ đó quy tắc tính năm nhuận theo lịch Gregory lấy một năm trung bình là 365.2425 ngày là vì như vậy.

- Khái niệm chính xác về tháng nhuận, năm nhuận:

Dựa theo định nghĩa về ngày nhuận ở trên, thì tháng nhuận được hiểu là tháng có chứa ngày nhuận, tức là tháng hai. Còn năm nhuận được hiểu đơn giản là năm mà có dư ra một ngày (29/2)

Nhưng theo âm lịch của người Việt Nam thì sẽ có sự khác biệt hơn so với dương lịch. Cụ thể:

Theo lịch âm của người Việt thì một tháng sẽ có 29 ngày và tháng tiếp đó sẽ có 30 ngày. Từ đó cho thấy một năm chỉ có 354 ngày (ít hơn 11 ngày so với dương lịch). Như vậy, sau 3 năm sẽ dư ra 33 ngày, tương đương với hơn 1 tháng. Do vậy theo âm lịch, cứ khoảng 2 hoặc 3 năm thì sẽ xuất hiện một năm có tháng thứ 13. Và năm âm lịch nào có tháng 13 gọi là năm nhuận.

cach-tinh-nam-nhuan-chuan-nhat-2020

Cách tính năm nhuận chuẩn nhất cần biết khi xem ngày động thổ

Điều đặc biệt chính là trong năm nhuận âm lịch sẽ có hai tháng trùng nhau (sẽ có hai tháng 3, hoặc hai tháng 6,…). Tháng đó sẽ được gọi là tháng nhuận. Theo thống kê của các chuyên gia thì cứ 19 năm, sẽ có 7 năm nhuận. Năm Âm lịch có tháng thứ 13 sẽ luôn trùng với năm Dương lịch có ngày nhuận 29/2.

Tuy nhiên, tháng giêng đầu năm và tháng chạp cuối năm âm lịch sẽ không được lấy làm tháng nhuận cho năm có nhuận. Tóm lại:

- Năm nhuận là năm:

Theo dương lịch: là năm chứa một ngày thừa ra (ngày 29/2).

Theo âm lịch: là năm chứa tháng thứ 13. Mục đích để đảm bảo đồng bộ việc lặp lại của năm trên lịch với năm thiên văn hay năm thời tiết.

Tháng nhuận là tháng:

Theo dương lịch: là tháng 2 có ngày 29

Theo âm lịch: là tháng trùng với tháng trước đó gọi là tháng nhuận ( có 2 tháng ba, 2 tháng 5,…)

Cách tính năm nhuận theo lịch âm: Như đã nói ở trên, theo năm âm lịch, trong 19 năm sẽ có chính xác 7 tháng nhuận và 7 tháng này rơi vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19. Nên để tính xem năm nào là năm nhuận theo lịch âm, bạn lấy số năm dương lịch tương ứng năm âm lịch cần tính chia cho 19. Nếu kết quả có số dư là 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì đó chính là năm nhuận theo âm lịch

Ví dụ: 2024 Dương lịch cũng là năm nhuận âm lịch vì 2024 chia hết cho 4.

Qua bài trên, Apollo Việt rất mong bạn sẽ nắm được một số kiến thức nhất định về cách tính ngày nhuận, năm nhuận. Ngoài ra, nếu bạn vẫn đang đắn đo trong việc tìm kiếm một đơn vị tư vấn thiết kế tận tâm, chuyên nghiệp và uy tín, hãy liên lạc ngay với chúng tôi - công ty CP Kiến trúc Apollo Việt - một trong những công ty tư vấn thiết kế hàng đầu Việt Nam để sớm xây lên ngôi nhà mơ ước của chính mình nhé!

Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/cach-tinh-nhuan-lich-am-a70017.html