TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH SCRUM [Phần 1]

Với các bạn trẻ trong nghề IT, hẳn chúng ta không ai chưa từng nghe qua các khái niệm mô hình phát triển phần mềm như Scrum, thác nước, chữ V,... Nhưng có lẽ vẫn tồn đọng những mơ hồ về chúng. Chuỗi bài viết này tôi sẽ cùng các bạn đi hệ thống lại kiến thức về các mô hình phát triển phần mềm qua các phần trong từng bài post. Cùng đón đọc và chia sẻ kiến thức với tôi nhé!

Scrum là một phương pháp Agile dùng cho phát triển sản phẩm, đặc biệt là phát triển phần mềm. Scrum là một khung quản lý dự án được áp dụng rất rộng rãi, từ những dự án đơn giản với một nhóm phát triển nhỏ cho đến những dự án có yêu cầu rất phức tạp với hàng trăm người tham gia, và kể cả những dự án đòi hỏi khung thời gian cố định. Trong Scrum, công việc được thực hiện bởi Nhóm Scrum thông qua từng phân đoạn lặp liên tiếp nhau được gọi là Sprint. Để hiểu được Scrum thì cần hiểu nguyên lý của Scrum, các Vai trò, Tạo tác, Sự kiện và sự vận hành của một vòng đời Scrum.

Scrum chia dự án thành các vòng lặp phát triển gọi là các sprint. Mỗi sprint thường mất 2- 4 tuần (30 ngày) để hoàn thành. Nó rất phù hợp cho những dự án có nhiều sự thay đổi và yêu cầu tốc độ cao.

Một sprint hoàn thành một số chức năng, mục đích nào đó trong toàn bộ hệ thống. Các tác vụ trong sprint được chia ra thành các danh mục, đội làm việc sẽ phát triển và đánh giá lại sao cho đạt được mục đích ban đầu trong khoảng thời gian đề ra. TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH SCRUM [Phần 1]

Những vai trò chính quan trọng của scrum là các role (vai trò) và các cuộc trao đổi đánh giá. Có các role chính là:

Product Owner: là người làm những công việc bắt đầu cho dự án, tạo ra các yêu cầu trong quá trình phát triển dự án. Phân tích mục tiêu, giải phóng các kế hoạch.

Product owner chịu trách nhiệm quản lý product backlog:

Scrum Master: là người phải đảm bảo các sprint được hoàn thành đúng mục đích, bảo vệ đội làm việc và loại bỏ các trở ngại.

Scrum Master giúp tổ chức bên ngoài Scrum team hiểu được những tương tác nào của họ với Scrum team là có ích và tương tác nào thì không. Scrum Master giúp mọi người thay đổi những tương tác đó để tối đa hóa giá trị được tạo bởi Scrum team.

Scrum master hỗ trợ product owner

Scrum Master hỗ trợ Development Team

Nhóm phát triển có những đặc điểm sau:

Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/quy-trinh-scrum-la-gi-a69854.html