6 món đặc sản Kon Tum du khách nên thử khi ghé thăm

Một thông lệ đẹp đẽ của nguời Á Đông khi đi du lịch hay công tác ai cũng muốn tìm kiếm những món đặc sản vùng miền tại vùng đất bản địa để có dịp được thưởng thức và mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Vậy khi đến Kon Tum, bạn sẽ ăn gì, uống gì? Đi Kon Tum mua gì làm quà? Trong bài viết này, tụi mình xin giới thiệu 6 món đặc sản Kon Tum để bạn ghim lại, nếu có dịp đến Kon Tum, hãy thưởng thức nhé.

Đặc sản Kon Tum vừa lạ vừa quen

Kon Tum là vùng đất nhỏ nhưng hội tụ nhiều cảnh đẹp và đa dạng văn hoá dân tộc bởi vùng đất này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Chính vì vậy, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những nét văn hoá và đặc sản Kon Tum không lẫn vào đâu được ở mãnh đất nhỏ nhắn xinh đẹp này.

Một số món đặc sản của Kon Tum:

1. Rượu ghè Kon Tum

Nói đến đặc sản Kon Tum, món đầu tiên chính là rượu ghè, hay còn gọi là rượu cần Kon Tum. Đây là một loại thức uống rất phố núi và bạn sẽ thấy thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng. Không nổi trội như Buôn Mê Thuộc nhưng rượu cần Kon Tum có hương vị riêng và rất đặc biệt. Nếu bạn đã đặt chân đến đây mà không thưởng thức loại rượu cần đặc trưng nơi đây thì thật là điều đáng tiếc.

2. Xôi măng Kon Tum

Món đặc sản Kon Tum thứ 2 mang nét đặc trưng riêng trong vẻ quyến rũ của màu sắc với đôi chút vàng tươi của măng rừng, đặt trên bát xôi nếp màu nghệ, xôi măng hấp dẫn người qua lại bằng cả mùi thơm đặc biệt, khiến biết bao người đều nán lại chỉ để mua cho được gói xôi kịp giờ đi làm. Vô tình món ngon ấy trở thành thứ để níu chân người một lần qua phố núi Tây Nguyên.

3. Gỏi lá Kon Tum

Gỏi lá là món ăn đặc sản của Kon Tum, từng hai lần được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là top 10 đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á. Người dân địa phương thường nói rằng đến với Kon Tum, chưa ăn gỏi lá thì chưa nên về. Gỏi lá được ví như tinh hoa của Tây Nguyên với gần 60 loại lá mọc trên vùng đất đỏ bazan.

Món ăn mang đậm chất núi rừng khi trong mâm Gỏi lá, như tên gọi của nó, toàn lá là lá. Gỏi lá đã đưa thực khách đến gần hơn với đặc trưng của văn hóa ẩm thực Tây Nguyên vì khi ăn từ việc chọn lá, lấy thức ăn kèm và cuốn gỏi phải dùng tay mới đúng điệu.

Cà Phê Đăk Hà

Kon Tum là vùng đất màu mỡ và là một trong những vùng trồng cà phê rộng lớn của cả nước. Nơi đây hình thành nhiều thương hiệu cà phê có tiếng, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là cà phê Đăk Hà (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum). Du khách đến Tây Nguyên nói chung và đến Kon Tum nói riêng có thể được thưởng thức tách cà phê thơm ngon, mang hương vị đậm đà của thiên nhiên đầy nắng và gió nơi đây. Cà phê Đăk Hà cũng là lựa chọn hàng đầu khi du khách muốn mua đặc sản Kon Tum mang về làm quà biếu gia đình, bạn bè.

Cà phê Đăk Hà được nhiều người yêu thích và chọn làm quà không chỉ bởi vì hương vị cà phê đặc biệt, nguyên chất mà còn vì sự tuyển chọn khắt khe về chất lượng hạt và kỹ thuật chế biến tinh xảo của người trồng cà phê nơi này. Đây là món quà độc đáo dành tặng cho bạn bè, người thân đấy!

5. Thịt hun khói Bazana

Thịt hun khói hay còn gọi là thịt xông khói Bazana. Không phải ngẫu nhiên thịt hun khói BAZANA lại ngon, đậm đà, khó phai và được liệt vào là đặc sản Kon Tum không thể bỏ qua. Bởi lẽ, từng thanh thịt làm nên bởi tất cả tâm hồn của người dân nơi đây. Ở đây bà con tự tay cắt rau rừng, củ mì, quả bắp để chăn những con gà, con heo. Các con vật tồn tại như một sự đồng hành cùng dân làng, có lẽ vì thế mà thịt Gà, thịt Lợn nơi đây rất thơm, ít mỡ, ngọt ngon.

Heo, Gà công nghiệp không thể sánh được. Nơi đây mỗi mùa mỗi quả, bà con đi rừng thường lấy Luh, Roong Gọ (những loại quả có mùi rất thơm) về phơi khô, cất dùng làm gia vị, sự hoà hợp các loại cây cỏ quý của rừng già Măng Đen quyện vào từng thớ thịt kết hợp với vị khói từ cây cà phê đã tạo nên sự khác biệt so với các loại gác bếp của các vùng miền khác.

Nhiều vị khách, thử thịt hun khói BAZANA một lần đã “phải lòng”. Bởi vậy, chẳng quản ngại đường xa, cách trở, nhiều người vẫn tìm về nơi đây để được thưởng thức hương vị khó quên của món đặc sản Kon Tum đậm đà này. Bạn hãy thử và cảm nhận nhé.

Trên bếp than hồng, từng thớ thịt săn lại, xé ra tiêu rừng thơm ngây ngất cùng với mùi sả Lào, vị mằn mặn của bột rễ tranh, thoảng qua đã nức lòng

6. Thịt heo rừng hun khói Măng Đen

Đặc trưng các góc bếp của người đồng bào vùng cao Tây Nguyên là thường xuyên đỏ lửa. Do đó, thịt được treo phía trên có thể đón hơi nóng và khói bếp liên tục dùng làm thức ăn cả năm. Đó là cơ duyên tạo ra món thịt hun khói Măng Đen.

Cơ sở thịt hun khói Huệ Tâm Măng Đen chuyên sản xuất đặc sản thịt hun khói, ba chỉ heo hun khói, thịt nai hun khói… Quý khách có thể liên hệ cơ sở thịt hun khói Huệ Tâm để mua đặc sản Măng Đen thịt hun khói về làm quà tặng.

Thịt được làm từ giống heo tộc, hay còn gọi là heo đen, heo rừng. Tùy vào độ dày, mỏng của miếng thịt mà thời gian để tạo thành thành phẩm cũng khác nhau. Khi gặp khói và hơi ấm của lửa, miếng thịt săn lại, mỡ chảy bớt ra. Thông thường sau khoảng 5-7 ngày, thịt sẽ đạt độ chín cần thiết và có thể sử dụng.

Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/kon-tum-co-dac-san-gi-a69339.html