Bookkeeping là gì? Công việc cần sự tỉ mỉ, chính xác

Ngày nay, bookkeeping là một công việc hết sức quan trọng đối với mọi tổ chức kinh doanh. Đồng thời, đây cũng là ước mơ của rất nhiều sinh viên kinh tế trên khắp thế giới. Vậy thực chất bookkeeping là gì? Công việc và cơ hội phát triển của ngành nghề ra sao? Hãy cùng JobsGO khám phá ở bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm bookkeeping là gì?

Một thuật ngữ Tiếng Anh trong ngành kinh tế không phải ai cũng biết đó chính là bookkeeping, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là ghi sổ hay kế toán chứng từ. Đây là một công việc hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Những người đảm nhận vị trí này sẽ có nhiệm vụ ghi chép và thống kế tất cả dữ liệu về các hoạt động tài chính thu chi của công ty.

Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng kế toán

bookkeeping
Khái niệm bookkeeping là gì?

2. So sánh 2 khái niệm bookkeeping và Accounting

Bookkeeping và Accounting đều là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, có rất nhiều người không thể phân biệt nổi hai khái niệm thường xuyên gây nhầm lẫn này. Vậy đâu là điểm khác biệt của 2 công việc này?

2.1 Khác nhau về khái niệm

Nhiều người không khỏi thắc mắc Accounting là gì? Accounting là từ dùng để chỉ bộ phận kế toán. Đây là nơi chịu trách nhiệm quản lý sổ sách, tài chính của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán sẽ theo dõi doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ để đảm bảo rằng doanh nghiệp không gặp vấn đề về tiền mặt. Đứng đầu bộ phận là giám đốc tài chính doanh nghiệp.

Ngược lại, bookkeeping tiếng Việt có nghĩa là kế toán chứng từ. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc làm của nhân viên kế toán. Họ là những người đảm nhận các giao dịch tài chính hằng ngày cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Kế toán công là gì?

2.2 Khác nhau về phương thức hoạt động

bookkeeping là gì
So sánh 2 khái niệm bookkeeping và Accounting

Nếu Accounting hướng đến phương thức quản lý tài chính chung của doanh nghiệp thì Bookkeeping chỉ chịu trách nhiệm ghi chép lại và báo cáo số liệu đến bộ phận kế toán chuyên môn. Bên cạnh đó, các Accounting có nhiệm vụ quản lý Bookkeeping để nhiệm vụ ghi chép diễn ra không có bất cứ trục trặc và sai sót nào. Thông qua các bản báo cáo và số liệu của Bookkeeper, Accounting sẽ có nhiệm vụ phân tích tài chính để đề ra những hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển lâu dài.

Xem thêm: Kế toán công nợ là gì?

3. Công việc chính của Bookkeeper là gì?

Dưới đây là danh sách những nhiệm vụ mà một bookkeeper cần phải hoàn thành.

Xem thêm: Mô tả công việc Kế toán kiểm toán

4. Kỹ năng cần thiết để trở thành Bookkeeper

bookkeeping và Accounting
Kỹ năng cần thiết để trở thành Bookkeeper

Nghề nào cũng có những khó khăn riêng, tuy nhiên với một công việc đòi hỏi tính chính xác cao như Bookkeeping thì chúng ta cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:

4.1 Năng lực chuyên môn tốt

Đối với một ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn cao như kế toán, kiểm toán,… mỗi nhân viên phải có tố chất năng lực thực sự. Bạn sẽ không thể trở thành một người làm Bookkeeping giỏi hay Assistant tài năng nếu không nhanh nhạy với các con số, am hiểu luật pháp và các vấn đề về thuế, quy tắc kinh doanh đầy đủ.

Xem thêm: Kế toán hành chính sự nghiệp

4.2 Khả năng tin học văn phòng

Ngày nay, tin học văn phòng là một trong những tiêu chí cơ bản quyết định bạn có nhận bạn vào làm hay không. Với những nhân viên hành chính, kế toán điều này lại được quan tâm hơn bao giờ hết. Nếu không đáp ứng được trình độ tin học nhất định quả thực rất khó để bạn thực hiện tốt công việc đề ra.

Xem thêm: Thư ký là gì?? Mô tả công việc thư ký mới nhất 2024

4.3 Khả năng tư duy, phân tích tốt

Một kỹ năng không thể thiếu khi đảm nhận công việc Bookkeeping đó chính là khả năng tư duy và phân tích con số tốt. Đây là điều không phải ai cũng có thể làm được. Lợi thế của nó mang lại là giúp bạn giải quyết các vấn đề tài chính của doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn và có những phương hướng giải quyết vấn đề tài chính tốt cho tổ chức, doanh nghiệp trong tương lai.

5. Mức lương của Bookkeeper

Ngoài các câu hỏi như Bookkeeping có nghĩa gì? Cơ hội việc làm của Bookkeeper trong tương lai sẽ ra sao thì mọi người còn thắc mắc khá nhiều về Payroll ( bảng lương) của người làm trong lĩnh vực tài chính, kế toán.

Nhìn chung, mức lương trung bình của người làm Bookkeeping khá cao. Thông thường sẽ rơi vào khoảng 7-36 triệu đồng tùy vào năng lực và kinh nghiệm của từng nhân viên.

công việc của bookkeeping
Mức lương của Bookkeeper

Bên cạnh đó, cơ hội việc làm đối với nghề Bookkeeping cũng vô cùng rộng mở khi hiện nay bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần những nhân viên kế toán tài năng. Do đó, các bạn trẻ khi tốt nghiệp ra trường sẽ có rất nhiều cơ hội ứng tuyển vào các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Đây sẽ là cơ hội rất lớn để các bạn được học hỏi và trau dồi thêm nhiều kỹ năng quan trọng phục vụ tốt nhất cho tương lai sau này của bản thân.

6. Học ở đâu để theo đuổi ước mơ trở thành Bookkeeper?

Dưới đây là những ngôi trường đại học uy tín ở Việt Nam đào tạo về ngành kế toán bạn có thể tham khảo như:

Các trường đại học khu vực Miền Bắc

Các trường đại học khu vực Miền Nam

Các trường đại học khu vực miền Trung

Xem thêm: Top 5 Trường Đại Học - Học Viện Đào Tạo Ngành Kế Toán - Kiểm Toán tại Hà Nội

Hi vọng với những chia sẻ trên của JobsGO đã giúp bạn hiểu hơn về công việc bookkeepingcơ hội phát triển của nghề Bookkeeper. Chúc cho những ai yêu thích ngành Kế toán sẽ sớm thực hiện được ước mơ của mình nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/bookkeeping-la-gi-a69167.html