50 quy tắc trên bàn ăn trên mâm cơm của người Việt

Các phép tắc luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong văn hóa ăn uống. Bởi dựa vào đó chúng ta có thể đánh giá cũng như rèn luyện cho con người những kỹ năng để trở nên tinh tế, lịch sự và ứng xử văn hóa hơn. Hãy cùng Greenfurni tìm hiểu chi tiết hơn về 50 quy tắc trên mâm cơm của người Việt trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao cần phải tuân thủ các quy tắc trên bàn ăn?

Học ăn học nói học mở
Dạy trẻ nhưng quy tắc khi ăn uống sẽ giúp trẻ rèn luyện ngay từ còn nhỏ (Ảnh minh họa)

Ăn uống không chỉ đơn thuần là nhu cầu thiết yếu của con người mà còn là một nét văn hóa vô cùng đặc trưng từ bao đời nay. Bởi thông qua cách ăn uống, chúng ta có thể phần nào đánh giá được kỹ năng nhận thức, trình độ văn hóa và phong cách sống của một ai đó.

Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những phương pháp giáo dục trẻ vô cùng hữu hiệu. Việc định hướng và rèn luyện ngay từ khi còn bé sẽ giúp cho trẻ có được những nhận thức đúng đắn, văn hóa ứng xử phải phép. Bởi nếu không được nuôi dạy nghiêm túc, trẻ sẽ hình thành thói quen phản ứng tự nhiên mà tùy ý chê bai, phán xét hoặc có những ứng xử không đúng với tất cả mọi thứ chúng được tiếp nhận.

Đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của người Việt từ bao đời này, sự hòa đồng, tính bình dị và gần gũi trong những bữa ăn chính là những tập quán chung không thể thay đổi. Từ đó, các mối quan hệ, gắn kết giữa con người cũng sẽ được xây dựng và phát triển. Chính vì vậy mà việc cư xử đúng mực và tuân thủ các quy tắc trên bàn ăn chính là điều mà ai cũng đều phải nắm vững.

Quy tắc đúng đắn khi dùng đũa

Dùng đũa nếu không cẩn thận rất dễ vi phạm các quy tắc
Dùng đũa nếu không cẩn thận rất dễ vi phạm các quy tắc nhất là khi tham gia dùng cơm với người khác trong những dịp trang trọng (Ảnh minh họa)
  1. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đưa vào bát riêng của mình trước.
  2. Không nên khuấy thức ăn chung bằng đũa riêng của mình.
  3. Không đảo lộn thức ăn để chọn cho mình miếng ngon hơn.
  4. Không di chuyển đũa từ đĩa thức ăn này sang đĩa khác trong khi đang suy nghĩ xem muốn ăn cái gì.
  5. Không đưa đầu đũa đang ăn của mình vào chén nước chấm chung.
  6. Không cắm thẳng đũa trên chén cơm vì đây tượng trưng cho nghi thức cúng vong linh bên Phật giáo.
  7. Không dùng đũa để chỉ vào người khác hay bất cứ thứ gì.
  8. Phải trở đầu đũa khi gắp thức ăn cho người khác hoặc gắp món chung trên bàn ăn.
  9. Đũa chưa dùng đến phải được xếp nằm gọn gàng trên bát hoặc đồ gác đũa.

Quy tắc khi ở trên bàn ăn

Quy tắc giúp bạn tránh được những lỗi không đáng có trên bàn ăn
Quy tắc không chỉ giữ thuần phong mỹ tục mà còn giúp tránh được những sự cố không đáng có trên bàn ăn (Ảnh minh họa)
  1. Không được ngồi rung đùi ở bất kỳ vị trí hay hoàn cảnh nào.
  2. Không ngồi chống cằm khi đang dùng bữa.
  3. Không ngồi quá sát hay quá xa mâm,bàn ăn.
  4. Ngồi phải giữ thẳng lưng.
  5. Khi chưa cầm bát thì phần cổ tay nên đặt nhẹ nhàng trên bàn.
  6. Vừa ăn vừa nói là rất mất lịch sự.
  7. Không thổi trực tiếp thức ăn nóng mà phải múc nhẹ dần từ trên xuống.
  8. Tất cả các loại thìa cần phải được úp xuống khi chưa dùng đến.
  9. Chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng phần đầu đũa vào bát nước chấm chung.
  10. Miếng nào đã cắn dở rồi thì không được nhúng vào bát chấm chung.
  11. Khi ăn tuyệt đối không được chép miệng hoặc hít hà hơi.
  12. Không cười nói khi đang nhai hoặc vẫn còn thức ăn trong miệng.
  13. Không gõ hay tạo ra các tiếng động trong quá trình sử dụng bát, muỗng, đũa.
  14. Khi dùng các món chất lỏng, không nên đưa bát lên miệng húp trực tiếp mà phải dùng muỗng.
  15. Không ăn trước người lớn tuổi hơn.
  16. Nếu được mời đến nhà để dùng bữa, không nên ăn trước chủ nhà trừ khi được đề nghị.
  17. Không được tùy ý chê bai hay ý kiến về bất kỳ món ăn nào dù có không thật sự phù hợp với khẩu vị của mình.
  18. Khi dùng bữa chung với nhiều người, đừng chỉ liên tục chọn món ăn mà mình thích nhất.
  19. Phải nếm thử thức ăn trước rồi hãy cho các loại gia vị vào phần ăn của mình.
  20. Phải nhai hết thức ăn trong miệng thì mới được gắp tiếp.
  21. Phải ăn hết thức ăn trong bát rồi mới gắp thêm.
  22. Không để các vật dụng cá nhân như điện thoại, túi xách, kính,…lên bàn ăn chung.
  23. Khi muốn chia thức ăn cho người ăn sau, phải để riêng ngay từ đầu chứ không được để phần còn thừa.
  24. Khi muốn gắp một món ăn nào đó ở xa, không được nhoài người trên mâm mà hãy lịch sự đứng lên hoặc nhờ người khác lấy giúp.
  25. Khi ăn không được để thức ăn dính ra tay hay vương vãi khắp bàn.
  26. Khi dùng bữa xong, hãy gom gọn thức ăn thừa của mình lại một chỗ.
  27. Nếu muốn nhằn xương, sạn cơm phải lấy tay che miệng chứ không được nhả hết ra ngoài.
  28. Không tùy ý ợ hơi hay phát ra các âm thanh khó chịu trong quá trình mọi người dùng bữa.
  29. Không ho hoặc xì mũi trực tiếp trên bàn ăn.
  30. Phải chú ý trang phục và quan sát để tránh gây cản trở người ngồi bên cạnh.
  31. Với những món ăn phải dùng tay, phải dùng khăn để lau chứ không đưa tay lên miệng mà mút.
  32. Với những món ăn quá lớn hãy cắt nhỏ để mọi người có thể dễ dàng lựa chọn.
  33. Khi dọn mâm cơm, hãy lấy thêm 1 - 2 chiếc bát nhỏ để ở 2 đầu bàn ăn để đựng xương hoặc các thức ăn thừa.
  34. Nếu là người thuận tay trái thì nên lựa chọn chỗ ngồi có vị trí thuận tiện và không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  35. Nếu muốn rời bàn ăn khi mọi người vẫn đang dùng bữa thì nên xin phép trước chứ không nên tự ý đứng dậy bỏ đi.
  36. Khi được mời đến nhà dùng bữa, phải ngồi theo sự xếp của chủ nhà.
  37. Hãy thành thực nói trước về việc ăn kiêng hay dị ứng của mình để tránh bất tiện cho chủ nhà.
  38. Nhập gia tùy tục, không nên áp đặt thói quen cá nhân mình cho tất cả mọi người.
  39. Phụ nữ cần trang điểm lại sau khi ăn xong thì hãy xin phép vào phòng vệ sinh, không làm trước mặt những người khác.
  40. Nhất thiết phải nói lời cảm ơn cho người nấu sau những bữa ăn.
  41. Không được phép quá chén, vui thôi đừng vui quá.

Lời kết

Chắc chắn sẽ không có bất kỳ một quy định nào cho việc bạn phải tuân thủ theo các quy tắc trên. Tuy nhiên, đó chính là chìa khoá giúp bạn rèn luyện bản thân và trở nên tinh tế, lịch sự hơn trong mắt tất cả mọi người, từ đó có thể giúp tạo thiện cảm và biết đâu sẽ là cơ hội mở ra cho bạn những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của Greenfurni sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích để hoàn thiện và nâng cấp bản thân mình hơn nhé!

Có thể bạn quan tâm

  • Bài viết: Cách sắp xếp bàn ăn đẹp mắt gia tăng hương vị bữa ăn

Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/phong-tuc-an-uong-cua-nguoi-viet-nam-a67723.html