Hiến trứng (noãn) là nghĩa cử cao đẹp dành cho vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên thủ tục và quy định về người hiến trứng, người nhận trứng cần được hoàn tất trước khi thực hiện chu trình IVF để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của bên cho - nhận noãn. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin về quy định chung đối với người hiến noãn hiện nay.
Hiến trứng (noãn) là việc hỗ trợ những cặp gia đình vô sinh, hiếm muộn do các yếu tố liên quan đến người mẹ có thể có con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) từ nguồn trứng hiến tặng và tinh trùng của người chồng. Bên cạnh vấn đề chuyên môn và tính nhân văn của hoạt động cho - nhận trứng, việc hiến tặng trứng cần đảm bảo được thực hiện theo những quy định định pháp luật mà Nhà nước đã ban hành.
Theo nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Chương II, Điều 4. Quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn:
Điều 5. Quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn nêu rõ:
Hiện nay các quy định về cho - nhận noãn và mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đều dựa trên cơ sở tự nguyện nhằm mục đích nhân đạo. Các hình thức hiến trứng vì mục đích thương mại hoặc ép buộc có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Khi bạn có ý định hiến tặng trứng (noãn) vì mục đích nhân đạo, bạn cần đáp ứng các các tiêu chí khác nhau dành cho người hiến tặng. Những yêu cầu này nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc và an toàn của tất cả những người liên quan: bao gồm người hiến tặng, vợ chồng bị vô sinh và những đứa trẻ có thể được ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ nguồn noãn hiến tặng. Chính vì vậy bạn cần đáp ứng các tiêu chí riêng để có thể trở thành người hiến trứng (noãn). Các quy định về người hiến trứng (noãn) hiện nay bao gồm:
Người hiến trứng (noãn) sẽ được khai thác tiền sử bản thân, gia đình có bị mắc bệnh lý di truyền hay có tính chất gia đình nào không và phải trải qua xét nghiệm máu để sàng lọc các rối loạn di truyền như bệnh máu khó đông, bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc (Thalassemia)… Việc này nhằm đảm bảo các thế hệ sau không mắc các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến yếu tố di truyền. (2)
Theo hướng dẫn của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM), đánh giá tâm lý (do các chuyên gia sức khỏe tâm thần có trình độ thực hiện) phải bao gồm tiền sử tâm lý xã hội.
Tập trung vào tiền sử gia đình của người hiến tặng, trình độ học vấn, động lực hiến tặng, mong muốn của người hiến, tiền sử sản khoa, mối quan hệ giữa người hiến và vợ chồng người xin, tiền sử rối loạn tâm thần và nhân cách nặng, lạm dụng chất gây nghiện, tiền sử pháp lý và tiền sử lạm dụng hoặc bị bỏ rơi, tư cách pháp nhân của người hiến đối với đứa trẻ được sinh ra từ trứng hiến tặng này.
Những người hiến trứng (noãn) tiềm năng có thể không đủ điều kiện hiến tặng khi có tiền sử mắc bất kỳ bệnh nào sau đây: rối loạn tâm thần di truyền, lạm dụng chất gây nghiện, hiện đang sử dụng thuốc tâm thần kinh, suy giảm chức năng nhận thức, thiểu năng trí tuệ, căng thẳng, lo lắng quá mức, tình trạng hôn nhân không rõ ràng, hoặc đời sống tình dục thiếu lành mạnh. (3)
Người hiến trứng (noãn) phải ý thức được vai trò của mình và cần đảm bảo sắp xếp ổn thỏa công việc để thực hiện chu kỳ kích thích buồng trứng và chọc hút trứng. Không tuân theo kế hoạch điều trị có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình IVF. Ngoài ra, người hiến cũng cần biết rõ các rủi ro, biến chứng có thể xảy ra trong chu kỳ hiến trứng. Do đó, người hiến trứng (noãn) cần hiểu rõ quy trình này và xác định việc hiến trứng (noãn) được thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện.
Người hiến trứng (noãn) cần đảm bảo không mắc các bệnh lây qua đường tình dục ảnh hưởng đến thế hệ sau. Ngoài ra những người mang bệnh lý có thể lây truyền như hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV), viêm gan siêu vi B, C, giang mai cũng không đủ điều kiện để hiến trứng.
Thực hiện hiến tặng trứng tại một cơ sở y tế hợp pháp có sự quản lý của Bộ Y tế nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người cho - nhận trứng. Quá trình hiến trứng cần trải qua tiêm kích thích nang trứng phát triển và thực hiện thủ thuật chọc hút trứng.
Tại các bệnh viện, trung tâm Hỗ trợ sinh sản uy tín, toàn bộ quá trình này sẽ được các nhân viên y tế hướng dẫn và theo dõi liệu trình điều trị nhằm đảm bảo thu được trứng chất lượng và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người hiến tặng. Do đó, người xin và người hiến noãn cần tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện chuyên khoa uy tín nhằm bảo vệ sức khỏe của mình.
Người hiến trứng (noãn) cần phải đảm bảo sức khỏe tốt về mặt thể chất và tinh thần. Điều này xuất phát từ lý do:
Hiến trứng (noãn) là một quá trình diễn ra ít nhất trong vài tuần tiêm hormone kích thích nang trứng phát triển và trải qua thủ thuật để lấy trứng. Suốt quá trình này, cơ thể người hiến trứng (noãn) có thể sẽ có những thay đổi do biến động nội tiết tố trong cơ thể nên đòi hỏi bạn phải có thể trạng tốt. (4)
Đồng thời, với tư cách là người hiến tặng trứng, bạn đóng góp 50% di truyền vào đứa trẻ được sinh ra từ nguồn noãn hiến tặng của bạn. Điều đó có nghĩa chúng thừa hưởng một số tình trạng di truyền nhất định. Do vậy những người có thể trạng khỏe mạnh cùng bệnh sử gia đình không ghi nhận các bệnh lý di truyền nghiêm trọng có thể đóng góp những noãn tốt, chuẩn bị cho hành trình tạo nên những em bé khỏe mạnh.
Các nghiên cứu cho thấy, từ độ tuổi 35 trở đi, số lượng và chất lượng trứng đều suy giảm mạnh.
Những cặp vợ chồng bị vô sinh dự định tìm kiếm trứng hiến tặng thường vì họ không thể thụ thai bằng trứng của chính mình hoặc vì bản thân họ không có trứng. Trong cả hai trường hợp này, mục tiêu của việc tìm nguồn trứng hiến là cung cấp nhiều trứng khỏe mạnh để các cặp vợ chồng vô sinh mong muốn có cơ hội mang thai thành công cao nhất. Càng lớn tuổi, cả số lượng và chất lượng trứng đều giảm. Vì vậy, yêu cầu về độ tuổi đối với người hiến từ 18-35 tuổi nhằm mục đích lấy được nhiều trứng khỏe mạnh nhất có thể.
Theo quy định hiện hành của Bộ Y tế Việt Nam, việc hiến trứng cho mục đích nhân đạo được thực hiện 01 lần cho 01 cặp vợ chồng và chỉ tại một cơ sở y tế đã được Bộ Y tế cấp phép. Trong trường hợp người nhận trứng đã sinh con thành công từ nguồn trứng hiến tặng thì người hiến trứng (noãn) không được hiến thêm lần nào nhằm hạn chế nguy cơ hôn nhân cận huyết trong tương lai. Điều này có nghĩa trứng (noãn) hiến tặng chỉ được sử dụng cho một người.
>> Xem thêm: Hiến trứng được bao nhiêu lần? Nhiều lần thực hiện có sao không?
Người hiến trứng (noãn) cho mục đích nhân đạo cần đảm bảo không có quan hệ huyết thống với người chồng nhằm hạn chế nguy cơ cận huyết. Tốt nhất, hai vợ chồng có thể nhờ cậy sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình vợ hoặc những người quen. Người hiến trứng cần đảm bảo các tiêu chí khác về sức khỏe thể chất và tinh thần khỏe mạnh.
Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước và quy định của Trung tâm hỗ trợ sinh sản thực hiện là điều cần thiết để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.
Bác sĩ Trần Ngọc Hà Giang lưu ý, khi vợ chồng vô sinh hiếm muộn đến thăm khám tại IVF Tâm Anh sẽ được tư vấn chi tiết, cụ thể về quy trình, thủ tục cần thiết liên quan đến quá trình cho - nhận trứng (noãn) làm thụ tinh trong ống nghiệm và khám tâm lý cho cặp vợ chồng người xin trứng, phụ nữ độc thân cho trứng hoặc vợ chồng người cho trứng trước khi bắt tay vào quy trình.
Do quá trình thụ tinh trong ống nghiệm khá phức tạp, đòi hỏi đáp ứng nhiều điều kiện để có thể tạo phôi tốt, sinh ra em bé lành mạnh. Nhiều người phụ nữ kém may mắn khi đối mặt với tình trạng buồng trứng có vấn đề khiến trứng kém chất lượng, hoặc thậm chí họ không còn trứng để có thể trở thành mẹ. Hiến trứng là phương án “cứu cánh” dành cho những người phụ nữ vô sinh do yếu tố liên quan buồng trứng được hoàn thành ước mơ làm mẹ.
IVF Tâm Anh, bên cạnh là đơn vị thực hiện toàn bộ quy trình IVF, chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ và tôn trọng những người phụ nữ quyết định giúp đỡ một gia đình khác bằng cách hiến tặng trứng của mình.
Khi thực hiện hiến trứng và thụ tinh trong ống nghiệm tại IVF Tâm Anh, các gia đình sẽ được nhân viên y tế và đội ngũ chăm sóc khách hàng hướng dẫn chi tiết các thủ tục, đồng thời luôn theo sát, đồng hành trong suốt quá trình hiến trứng cũng như làm IVF của các gia đình, giúp giảm bớt những lo lắng, trăn trở của người cho trứng và các gia đình nhận trứng.
IVF Tâm Anh hiểu rằng, nếu không có những sự đồng cảm, sẻ chia của những người hiến trứng, những cặp vợ chồng đang chật vật trên hành trình tìm con sẽ càng vất vả hơn trên hành trình thực hiện ước mơ làm cha, làm mẹ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình hiến trứng cũng như thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, các gia đình có thể liên hệ qua thông tin:
Hiến trứng là một quyết định mạnh mẽ, là nghĩa cử cao đẹp và đầy tính nhân văn, IVF Tâm Anh hy vọng trở thành cầu nối để giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn được chạm tay vào niềm hạnh phúc mang tên: có con. Trên đây là những thông tin quy định về người hiến trứng, nếu có bất kỳ băn khoăn nào về thủ tục, quy trình hiến tặng noãn cũng như thụ tinh trong ống nghiệm, bạn có thể liên hệ Hotline BVĐK Tâm Anh để được giải đáp.
Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/di-hien-tinh-trung-duoc-y-ta-cham-soc-a67493.html