Điện Tử Longsmart

Bài viết này, longsmart sẽ giới thiệu cho các bạn sơ qua về quy trình thiết kế mạch điện tử nó sẽ như thế nào ? Và làm thế nào để bạn có được một mạch điện hoàn chỉnh theo ý tưởng của bạn?

Cảnh báo:

Việc thiết kế bảng mạch in PCB tương đối phức tạp, trải qua rất nhiều bước và công đoạn, người thiết kế cần phải hiểu biết về các loại linh kiện điện tử, việc tính toán lựa chọn linh kiện, bố trí và sắp xếp các linh kiện sao cho phù hợp nhất trên một bảng mạch. Chính vì vậy mình chỉ nói sơ lược qua về quy trình.

Thiết kế mạch in PCB có thể theo sơ đồ như hình ở trên:

Bước 1: Việc đầu tiên là các bạn cần lên ý tưởng thiết kế, bạn muốn làm mạch gì ? Chức năng của nó như thế nào ? Bao gồm tính năng gì ? Bước này rất quan trọng, nếu bạn không lên ý tưởng mà bắt tay vào làm thì bạn chả biết mình đang làm cái quái gì

Bước 2: Sử dụng những kiến thức đã học, thiết kế mạch nguyên lý theo ý tưởng của bạn ở bước 1, có thể vẽ ra trên giấy hoặc phần mềm chuyên dụng.

Bước 3: Mô phỏng kiểm tra hoạt động của mạch có chạy tốt không ? Có đúng như ý tưởng ban đầu của mình hay không ? Tại sao lại có bước này ? Nếu bạn không mô phỏng mà bắt tay vào vẽ mạch layout và làm mạch thực tế thì khả năng mạch không hoạt động rất cao, vì bạn chưa biết mạch của mình đã chạy đúng như yêu cầu ban đầu không, từ khi bạn đã thiết kế mạch đó rất nhiều và hiểu rất rõ nguyên lý hoạt động của mạch nên bạn có thể bắt tay vào vẽ layout luôn mà không cần bước mô phỏng.

Khi bạn đã hoàn thành bước này thì bạn đã đạt được khoảng 50% quy trình thiết kế, việc thiết kế sơ đồ nguyên lý và mô phỏng rất quan trọng trong việc thiết kế mạch điện tử.

Có rất nhiều phần mềm để mô phỏng mạch điện tử, mình thì thường sử dụng phần mềm Protues để mô phỏng

Bước 4: Vẽ layout của mạch dựa vào sơ đồ nguyên lý đã thiết kế ở bước trên, đây là bước khá quan trọng để bạn làm ra một mạch in. Đối với mạch đơn giản, bạn có thể vẽ bằng tay trên phíp đồng (sẽ có một bài viết về việc làm mạch thủ công). Tuy nhiên sẽ không giải quyết được nếu mạch của bạn phức tạp, nhiều lớp, đi dây nhỏ, tính chuyên nghiệp,..

Về quy trình thiết kế mạch điện tử trên phần mềm: từ việc lên sơ đồ nguyên lý, cách sắp xếp linh kiện hợp lý, cách đi dây, kích cỡ của đường mạch, quy tắc khi đi dây như thế nào,…bla, bla,.. mình sẽ có một bài viết về vấn đề này, vì đây là một mảng rất rộng, không thể nào nói hết trong một bài viết.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm thiết kế mạch như: Altium Designer, Protues, Orcad, Eagle,.. Hiện tại longsmart đang sử dụng phần mềm Altium Designer 18 để thiết mạch cho khách hàng.

Bước 5: Sau khi đã layout hoàn chỉnh, trên phần mềm bạn xuất ra file gerber hoặc file pdf rồi đem đến các cơ sở gia công mạch in cho họ làm, đối với mạch đơn giản như mạch 1 lớp (1 layer) bạn cũng có thể làm mạch thủ công.

Bước 6: Sau khi có mạch in, bạn tiến hành lắp ráp linh kiện, lập trình vi điều khiển nếu mạch của bạn có vi điều khiển, vi xử lý. Sau đó kiểm tra hoạt động của mạch có đúng như yêu cầu ban đầu không, nếu không đúng thì bạn quay lại bước 2 nhé :D

'

Bước 7: Bước này bạn đã có một mạch điện hoạt động đúng như ý tưởng ban đầu rồi, tiến hành vệ sinh bo mạch, làm vỏ hộp nếu cần rồi đem ứng dụng vào thực tế theo nhu cầu của bạn.

Ngoài ra các bạn tham khảo thêm các dịch vụ của longsmart tại đây:

Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/thiet-ke-mach-dien-tu-gom-may-buoc-a66827.html