Cách trồng và chăm sóc hoa hồng tỉ muội vô cùng đơn giản

Các cây hoa hồng tỉ muội hiện nay thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành và chiết cành. Bạn có thể mua nguyên cây đã được nhân giống về và tiếp tục trồng. Các nhà vườn không khuyến khích khách tự mua hạt giống về trồng. Bởi nếu không biết cách chăm sóc hạt giống có thể sẽ không ươm mầm. Mong muốn sở hữu một cây hồng tỉ muội thật đẹp cũng khó mà thực hiện.

Tham khảo thêm: Cách trồng hoa hồng bằng hạt

Chăm sóc hoa hồng tỉ muội sau khi trồng

Sau khi trồng và cho cây đứng vững trong đất. Ta cần quan sát thường xuyên và chăm sóc cây. Ngoài việc tưới nước cần quan tâm đến nhiều yếu tố khác như ánh sáng, đất trồng,…

Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây là từ 23 - 25 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 16 độ thì cây không thể phát triển được. Cây hồng tỉ muội rất thích ánh sáng. Nếu chúng không thể tắm nắng đủ sẽ khiến cây không thể phát triển được.

trồng cây hoa hồng bằng đèn led

Ta có thể sử dụng đèn LED trồng cây để bổ sung ánh sáng cho cây trong điều kiện thiếu nắng. Ánh sáng từ đèn LED không chỉ cung cấp cho cây bước sóng ánh sáng phù hợp. Nhiệt độ đèn phù hợp còn giúp cây sinh trưởng tốt mà không lo cháy cây.

Tham khảo thêm: Trồng hoa hồng bằng đèn LED

Tưới nước điều độ để duy trì độ ẩm vừa phải cho đất. Không nên tưới quá muộn, nước đọng lại trên lá dễ phát sinh nấm bệnh. Ngoài tưới, có thể xịt vòi phun áp lực từ mặt dưới lá để ngăn ngừa nhện đỏ hại cây.

Tùy theo kích cỡ cây mà ta bón phân với lượng cho phù hợp. Nếu cây hoa hồng trưởng thành bón: 2 nắm phân gà/gốc/tháng (chia làm 2 lần bón) hoặc 1 nắm phân dơi/gốc/tháng. Lưu ý: Ngay sau khi cắt tỉa cành nên bón phân để kích thích cây bật lộc.

Sau mỗi chu kỳ hoa nên bấm tỉa những cành tăm, lá vàng, hoa tàn giúp cây thông thoáng. Điều này còn giảm thiểu sâu bệnh, tạo tán theo ý muốn và đặc biệt cây sẽ bật nhiều mầm lộc, cho nhiều hoa hơn.

Cây hồng tỉ muội có thể mắc một số sâu bệnh trên hoa hồng. Bởi hồng tỉ muội là giống hoa ưa ấm. Vì thể môi trường sống của chúng rất dễ xuất hiện sâu bệnh gây hại. Cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng của cây để phòng và chữa trị kịp thời.

Bệnh phấn trắng

Khi cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng thường sẽ xuất hiện ở phần lá và phần cuống hoa. Đôi khi bao bọc cả phần nụ hoa làm cho nụ hoa không thể nở, dần sẽ làm cho nụ hoa héo và dẫn tới rụng. Ta có thể sử dụng thêm các loại thuốc để loại trừ bệnh phấn trắng trên cây như: Score 250 ND liều lượng phù hợp với khu vườn, nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng cho từng loại cây hoa hồng tỉ muội

Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng tỉ muội với vết tròn ở mặt sau của lá hoa hồng. Thường bị khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao nên bệnh phát triển khá là nhanh. Bệnh lây lan rất nhanh trên chiếc lá còn non và là giá, khiến cho bộ lá của cây vàng đi nhanh chóng, rụng hàng loạt. Có thể sử dụng các phương pháp đơn giản như cắt tỉa cành cây, dọn hết lá đi. Nếu bị nặng thì sử dụng các loại thuốc như: Daconil 500SC để phun diệt trừ bệnh đốm đen.

Bệnh gỉ sắt

Bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng là bệnh thường xuyên xảy ra khi mùa xuân và mùa hè tới. Bệnh phát triển, lây lan rất nhanh chủ yếu ở mặt sau của lá sẽ khiến cho cây bị rụng lá nhanh chóng. Làm giảm năng xuất thu hoạch của cây. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Kocide để tiêu diệt bệnh gỉ sắt.

Zako mong rằng bài viết trên đã cho bạn những thông tin hữu ích. Mang đến cho bạn những kiến thức về cách trồng cũng như chăm sóc hoa hồng tỉ muội. Khi hồng tỉ muội đã có hoa, bạn cũng thể xem thêm bài >> Cách cắm hoa hồng tỉ muội để bàn <<. Chúc bạn sớm có được những cây hồng tỉ muội đẹp nhất nhé!

Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/hong-ti-muoi-a66787.html