Mục sở thị ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Mục sở thị ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
Mục sở thị ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
Mục sở thị ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Vẻ đẹp của Tam Chúc non nước, hữu tình

Theo Quyết định 526/ 2018/QĐ -TTg của Thủ tướng quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia Tam Chúc đến năm 2030, có diện tích là 5.100 ha, diện tích vùng lõi 4.000 ha, bao gồm 6 khu chức năng chức gồm: Khu trung tâm đón tiếp; Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, Khu bảo tồn tự nhiên Quền Vồng và hồ Tam Chúc, Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, Khu sân golf Kim Bảng và chùa Ba Hang, Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động du lịch. Điểm nhấn của Khu du lịch quốc gia Tam Chúc là khu văn hóa tâm linh với chùa, đình Tam Chúc.

Mục sở thị ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Vạc đồng trước điện Tam Thế

Mục sở thị ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
Mục sở thị ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
Mục sở thị ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Các bức tượng phật được ghép từ đá granite đỏ rất công phu trong điện Tam Thế

Nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, Hà Nam là vùng chiêm trũng với khí hậu dễ chịu, thiên nhiên trù phú, sông núi hữu tình. Hà Nam không chỉ có danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi các công trình tâm linh đồ sộ, hàng trăm di sản văn hóa đặc sắc, cùng các lễ hội và hoạt động đa dạng nhằm giới thiệu nét đẹp văn hóa địa phương. Nhờ vậy, Hà Nam đang dần trở thành một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội được rất nhiều người ưa thích.

Mục sở thị ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Chùa Ngọc, nơi cao nhất trong Khu du lịch quốc gia Tam Chúc

Và trong tiết trời mùa thu mát mẻ thế này, không có gì lý tưởng hơn là thực hiện một chuyến hành hương đến Chùa Tam Chúc để khám phá vẻ đẹp uy nghi, trầm mặc tựa tiên cảnh của nơi thờ tự đang “làm mưa làm gió” trên bản đồ du lịch tâm linh ở Việt Nam, và có những trải nghiệm mới mẻ ở vùng đất Hà Nam.

Mục sở thị ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Đoàn Báo Bình Thuận và Báo Hà Nam chụp ảnh lưu niệm tại Tam Chúc

Anh Trần Ngọc Hưởng - Phó Tổng biên tập Báo Hà Nam chia sẻ: Chùa Tam Chúc là một ngôi chùa thuộc Khu du lịch quốc gia Tam Chúc. Đây là khu du lịch có quy mô rất lớn, kết hợp giữa du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng, và nhiều dịch vụ khác, với 6 phân khu chức năng; và trong tương lai, Chùa Hương (Hà Nội), Chùa Tam Chúc (Hà Nam), và Chùa Bái Đính (Ninh Bình) sẽ liên kết với nhau trở thành tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam.

Mục sở thị ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Điện Pháp Chủ

Với 144 ha trong tổng số diện tích 5.100 ha của khu du lịch, Chùa Tam Chúc được cho là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam hiện nay và sở hữu cảnh quan vô cùng đặc biệt: lưng tựa Núi Thất Tinh, mặt hướng Hồ Tam Chúc với 6 hòn đảo đá nổi lên trên mặt hồ, tạo nên cảnh quan vô cùng hùng vĩ và thanh bình. Bao quanh chùa là những dãy núi đá vôi và rừng tự nhiên, mang đến bầu không khí thanh bình, tĩnh lặng tựa chốn bồng lai tiên cảnh.

Mục sở thị ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Hồ Tam Chúc nhìn trên cao từ chùa Ngọc

Chùa Tam Chúc được xây dựng trên nền ngôi cổ tự nghìn năm, kết hợp với các công trình đền, điện thờ, tạo nên quần thể tâm linh vô cùng đẹp mắt, xứng đáng là địa điểm du lịch kết hợp hành hương hàng đầu Việt Nam.

Chùa Tam Chúc cùng hệ thống các công trình văn hóa thể thao trong Khu du lịch quốc gia Tam Chúc được xây dựng gắn liền với Hồ Tam Chúc, thuộc thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Với vị trí đặc biệt, Khu du lịch Tam Chúc được xem như là viên gạch nối giữa Khu du lịch Chùa Hương với Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính tạo thành một quần thể các khu du lịch tâm linh, sinh thái ở vùng ngập nước.

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời Đinh với vị trí vô cùng đắc địa “Tiền lục nhạc - Hậu thất tinh”, gắn liền là câu chuyện truyền thuyết lưu danh ngàn năm.Chuyện kể rằng: “ 6 tiên nữ giáng xuống trần gian, khi đến Tam Chúc các tiên nữ mẩn với cảnh đẹphữu tình chốn này quên đường về. Nhà chùa đã sáulần cử người xuống gọi không về, mỗi lần dùng mộtquả chuông làm binh khí. đó chính sáu ngọn núinằm rải rác khắp hồ nước lớn trước cảnh chùa hiệnhay tích xưa còn gọi Tiền lục nhạc".Còn truyền thuyết về “Hậu thất tinh” thì được bắt đầubằng câu chuyện của những dãy núi phía sau chùa Tam Chúc. Trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại "Cả 7 ngọn núi này đều xuất hiệnnhững đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao sáng suốt đêmngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống mộtvùng rộng lớn, dân làng gọi đó núi Thất Tinh. Sau đó người đến núi Thất Tinh đục đẽo hòng lấy đi 7 ngôi sao đó. Họ chất củi thành đống lớn đốt nhiềungày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi cuối cùngchỉ còn lại 3 ngôi sao. thế, chùa Thất Tinh từ đóđược đổi thành chùa Ba Sao thị trấn Ba Sao, Kim Bảng cũng được lấy tên từ tích ấy".

Là người phương Nam, lần đầu tiên được mục sở thị ngôi chùa danh tiếng này, cảm nhận của đoàn chúng tôi rất bất ngờ trước sự uy nghi, quy mô xây dựng lớn và mang yếu tố tâm linh hết sức đặc biệt. Nếu có dịp đến Hà Nam, bạn không thể bỏ qua địa điểm này - nơi từng tổ chức Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2019, đón hơn 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả phật giáo... đến từ 105 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Được biết Lễ hội chùa Tam Chúc diễn ra vào 12 tháng Giêng hàng năm là lễ hội khai xuân cầu nguyện quốc thái dân an.

Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/chua-rong-nhat-viet-nam-a66783.html