Giày da là món đồ thời trang được nhiều người ưa chuộng thời gian gần đây giúp tôn lên vẻ lịch lãm, sang trọng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng chẳng may giày da bị trầy xước làm mất đi tính thẩm mỹ. Cùng Biti’s tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý giày da bị xước hiệu quả trong nội dung bên dưới.
Có nhiều nguyên nhân làm giày da của bạn bị trầy xước, bạn có thể tham khảo một số trường hợp dưới đây để biết cách phòng tránh, giúp tăng tuổi thọ đôi giày của mình hơn:
Chất lượng da giày kém: Giày da bị trầy xước có thể do được làm từ da kém chất lượng hoặc không được gia công tốt, làm giảm tính đàn hồi. Với chất liệu da kém, giày dễ bị rách, xước hoặc bị cọ trầy khi tiếp xúc với vật cứng hay va đập.
Ảnh hưởng thời tiết: Thời tiết nắng nóng hoặc mưa ẩm có thể làm giày da mất đi độ bóng và dẻo dai tự nhiên, từ đó dễ dàng bị trầy xước. Đặc biệt là trong môi trường có độ ẩm cao, giày da còn dễ bị mốc, gãy hay tróc vảy.
Va đập: Khi giày da tiếp xúc với các vật cứng như đá, sắt, bê tông hay các bề mặt cứng khác, giày có thể bị va đập mạnh gây ra các vết trầy xước và xây xát trên bề mặt.
Bảo quản không đúng cách: Nếu không bảo quản giày da đúng cách bằng cách lau chùi, tẩy rửa và chăm sóc thường xuyên, chúng sẽ bị bám bụi, bẩn và ẩm ướt, làm mất đi độ bóng và dẻo dai tự nhiên của da, dẫn đến giày dễ bị trầy xước. Ngoài ra, cũng cần tránh để giày da tiếp xúc với các chất hóa học có thể gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng và tính thẩm mỹ của giày.
Giày da bị xước do bảo quản không đúng cách
Để khắc phục tình trạng giày da bị xước, Biti’s giới thiệu đến bạn một số cách xử lý dưới đây:
Son dưỡng có độ ẩm cao sẽ giúp đôi giày da của bạn mềm nhẵn hơn, hạn chế bị nhăn và trầy xước. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn dùng bàn chải mềm phủi bụi bám trên giày sau đó sử dụng khăn ẩm lau sạch bề mặt giày đặc biệt ở các vết xước.
Bước 2: Dùng giấy nhám chà lên vùng da giày bị trầy xước và để khô.
Bước 3: Tiến hành thoa son dưỡng lên phần bị trầy xước và để giày khô.
Bước 4: Dùng kem không màu hoặc xi đánh giày cùng màu để đánh bóng bề mặt giày da.
Bước 5: Đợi giày da khô hẳn, bạn dùng bàn chải lông mềm đánh bóng lại giày
Xử lý giày da bị xước bằng son dưỡng
Sử dụng máy sấy tóc là cách xử lý giày da bị trầy xước nhẹ, vết nhỏ không quá sâu. Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Bạn loại bỏ bụi bẩn và dùng khăn thấm nước lau sạch bề mặt giày.
Bước 2: Dùng máy sấy tóc, điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn 27 độ C rồi thổi lên vùng giày da bị xước.
Bước 3: Bạn lấy tay xoa bóp nhẹ phần da vừa được sấy và dùng vải mềm lau nhẹ.
Bước 4: Dùng xi cùng tông màu để đánh bóng giày da lại như mới.
Giấm trắng là thành phần an toàn với thiên nhiên thường được dùng để khắc phục giày da bị xước hay vệ sinh các vật dụng khác trong gia đình. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn nhỏ giấm trắng chưng cất lên bông gòn sau đó thoa nhẹ lên vùng giày da bị trầy xước.
Bước 2: Đợi giày khô, dùng xi không màu đánh giày cho đến khi vết xước mờ đi.
Dùng giấm trắng xử lý giày da bị xước
Dầu olive hay dầu dừa cũng được sử dụng để xử lý giày da bị trầy xước hiệu quả ngay tại nhà. Nếu vết trầy xước nhỏ, bạn có thể dùng khăn ẩm đã thấm dầu olive rồi chà xát lên vùng bị xước là có thể khắc phục.
Bước 1: Nhỏ vài giọt dầu olive vừa đủ lên vết xước, dùng khăn ẩm đã vắt kiệt nước rồi phủ lên.
Bước 2: Bạn dùng máy sấy hoặc bàn là dưới 27 độ C đặt trực tiếp lên miếng vải trong vài dây.
Bước 3: Dùng tăm bông đánh xi giày lên phần bị trầy trước và sử dụng miếng bọt biển để loại bỏ xi thừa.
Cách xử lý giày da bị xước bằng kem đánh răng được khá nhiều người áp dụng hiệu quả với các bước thực hiện sau:
Bước 1: Vệ sinh giày loại bỏ hết bụi bẩn bám vào phần trầy xước.
Bước 2: Cho ít kem đánh răng vào khăn mềm và thoa đều lên vùng giày da bị trầy xước theo vòng tròn.
Bước 3: Bạn dùng bàn chải lông mềm đánh nhẹ lên bề mặt giày được phủ kem đánh răng sau đó lau sạch.
Bước 4: Sử dụng xi cùng tông màu để đánh bóng giày thêm sáng.
Để xử lý giày dạ bị xước hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điểm quan trọng sau:
Trước khi xử lý vết xước, bạn cần làm sạch giày bằng một loại bàn chải mềm hoặc khăn ẩm. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn và các hạt cứng trên bề mặt giày.
Sau khi làm sạch giày, bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc giày như sáp hoặc dầu mềm để tăng độ bóng và độ dẻo dai của da. Điều này giúp giảm thiểu vết xước và tránh cho giày bị hư hỏng thêm.
Một số chất liệu giày da có thể bị phai màu khi dùng những nguyên liệu gợi ý ở trên trong quá trình xử lý vết xước nên bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng. Bạn cùng nên thực hiện ở các khu vực xung quanh vết xước tránh trường hợp bị chênh màu giày.
Chăm sóc giày thường xuyên
Trên đây là những thông tin Biti’s chia sẻ giúp bạn có cách xử lý giày da bị xước hiệu quả nhất. Hãy chọn mua giày da chất liệu tốt, bảo quản giày đúng cách và tránh va đập mạnh để duy trì tuổi thọ giày được bền lâu nhất bạn nhé!
Link nội dung: https://loptienganh.edu.vn/giay-da-bong-bi-xuoc-a66671.html