Lễ Thất tịch còn có tên gọi khác là lễ Khất xảo diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng của Trung Quốc. Song song với sự phát triển giao lưu văn hóa của xã hội, lễ thất tịch được biết đến rộng rãi và được mệnh danh là ngày lễ tình nhân của các nước phương Đông.
Truyền thuyết về ngày lễ Thất Tịch
Lễ Thất Tịch được ra đời truyền thuyết, Ngưu Lang là một chàng trai hiền lành chăm chỉ. Cha mẹ mất sớm, chàng chỉ còn con trâu già bầu bạn. Chức Nữ là nàng tiên trên trời, cô em út xinh đẹp của Ngọc Hoàng và Vương mẫu nương nương.
Một ngày nọ dạo chơi dưới nhân gian, nàng tiên út liền đem lòng cảm mến chàng Ngưu Lang chăm chỉ hiền lành. Hai người nhanh chóng kết hôn và sinh được 2 người con cả trai và gái. Thời gian trôi qua, Ngọc Hoàng và Vương mẫu nương nương phát hiện ra việc con gái út của kết hôn với người phàm, phạm phải thiên quy. Họ ngay lập tức bằng Chức Nữ về trời, Ngưu Lang vội vàng bế hai đứa con của mình đuổi theo. Đuổi đến dòng sông Ngân thì bị ngăn cản. Chàng chỉ còn biết ôm con nhìn theo bóng vợ. Chức Nữ nhìn thấy cảnh tượng đó, mỗi ngày nhìn về phía sông Ngân mà khóc.
Chứng kiến tình cảm bền chặt khăng khít của gia đình nhỏ, Ngọc Hoàng và Vương mẫu nương nương vô cùng cảm động. Nhưng không thể phạm thiên quy, không thể xóa bỏ đạo trời. Họ chỉ còn cách cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết kể lại rằng, cứ vào ngày này, một đàn chim Hỉ Thước sẽ bay lên trời, tạo thành cây cầu kết nối giữa nhân gian và thiên đình cho gia đình Ngưu Lang đoàn tụ.
Từ đó về sau, ngày 7 tháng 7 âm lịch trở thành ngày lễ tình nhân dành cho các cặp đôi tại Trung Quốc.
Ảnh 1: Lễ Thất Tịch trở thành ngày lễ tình nhân của Trung Quốc
Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch
Theo truyền thuyết kể lại, Chức Nữ là tiên nữ đảm nhận việc thêu thùa, dệt vải. Nàng cũng là người phát hiện ra tơ tằm, một loại vải xa xỉ và con đường tơ lụa nổi tiếng trong lịch sử.
Lễ Thất tịch thể hiện sự tôn kính của con người với thiên nhiên và những người phụ nữ giỏi giang. Đây là ngày mà toàn thể nữ nhi cầu nguyện sẽ được phù hộ những điều tốt lành trong tình yêu và gia đình. Nhiều người nói rằng, ngày này đang trở thành lễ tình nhân của người dân Trung Quốc nói riêng và một số nước Đông Á nói chung.
Tập tục diễn ra trong ngày lễ thất tịch
Xâu kim, thêu thùa,
Chức nữ là nàng tiên “thêu thùa, dệt vải”, các cô gái Trung Quốc quan niệm rằng, Chức Nữ là nàng tiên “thêu thùa, dệt vải”, vậy nên ngày 7/7 các cô nàng sẽ tổ chức xâu kim, theo thùa để cầu nguyện, mong ước được ban cho đôi bàn tay khéo léo.
Không chỉ có thể, người Trung Quốc còn có tập tục, thả kim trên mặt nước vào đêm này này. Nếu cây kim nổi trên mặt nước, sẽ tượng trưng cho sự thông minh và khéo léo của các cô gái.
Trồng cây cầu từ
Trước ngày lễ thất tịch, các cô gái sẽ trồng các hạt đậu vào khay gỗ, đợi nảy mầm. Khi các mầm xanh phát triển tốt sẽ là biểu tượng cho việc mong ước có con cái, sớm có thiên thần nhỏ.
Bái Chức Nữ
Theo tục lệ này, vào đêm lễ thất tịch, các cô gái sẽ tổ chức cùng bái Chức Nữ để cầu mong xinh đẹp, khéo léo và có được một gia đình hạnh phúc. Bàn lễ thường có: một bình hòa có buộc chỉ đỏ, lư hương, hoa quả, ngũ tử … và một vật không thể thiếu là “thau thất tỷ” được đan bằng nan tre, dán giấy bên ngoài và bên trong có hình cầu ô thước, Ngưu Lang, giày dép, quần áo và đồ trang sức. Các cô gái cùng ăn ngũ tử, cùng ngắm sao Chức Nữ và thầm cầu nguyện có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, ấm no.
Các món ăn thường sử dụng trong ngày lễ
Sủi cảo
Từ xa xưa, có tập tục Khất Xảo: cầu xin tay chân nhanh nhẹn, kỹ năng thêu thùa được nâng cao. Theo tập tục này, sẽ có bảy cô gái cùng góp nguyên liệu làm sủi cảo, mỗi sủi cảo sẽ được gói nhân là một đồng tiền, một cây kim và 1 quả tảo đỏ. Sau đó, các cô gái cùng ăn, nếu ăn được sủi cảo có chứa đồng tiền sẽ có phúc, ăn phải kim thì tay chân nhanh nhẹn và ăn táo đỏ sẽ kết hôn.
Xảo quả
Món ăn này được làm từ bột mỳ, đường, mật ong và tạo thành hình vật nhỏ xinh xắn và chiên cùng dầu. Tối Thất Tịch cùng bày mâm và cùng với đài sen, củ sen trắng…
Trái cây
Trong những ngày này, không thể thiếu trái cây được khắc thành nhiều hình khác nhau như chim chóc, thú vật xinh xắn.
Gà
Theo quan niệm tại khu vực Chiết Giang Kim Hoa, gà không gáy thì gà không sáng. Vậy nên những nhà ở đây đều giết một con gà để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể vĩnh viễn ở bên nhau.
Ngũ tử
Cúng Chức Nữ trở thành việc quan trọng của các cô gái trẻ trong ngày lễ Thất Tịch. Trên mâm cúng không thể thiếu ngũ tử ( nhãn nhục, táo đỏ, quả phỉ, đậu phộng hạt dưa). Sau khi cầu khấn, đây cũng sẽ trở thành món ăn khuya cho các cô gái
Xảo tô - Các loại bánh ngọt nhỏ
Nhiều tiệm bán bánh ngọt dân gian ưa chuộng các loại bánh ngọt nhỏ hình Chức Nữ (Xảo Nhân - người nhỏ nhắn thông minh, lanh lợi), Xảo Tô (bánh ngọt nhỏ xinh), bán cho người mua gọi là Tống Xảo Nhân (tặng cho người nhanh nhẹn), hoặc người lớn tuổi tặng cho các cô gái nhỏ Xảo Tô (cầu chúc người ăn bánh trở nên thông minh).
Giá
Được trồng trước ngày lễ Thất Tịch, các cô gái sẽ cho đậu xanh vào hộp ngâm nước để lên mầm và mang ra cúng với ý nghĩa “Rau bái thần”.
Món quà vào ngày lễ Thất tịch
Vào ngày lễ Thất Tịch các đôi tình nhân bên Trung thường dành tặng nhau những món quà hoặc gửi hồng bao liên quan đến con số 520 (我爱你 - Anh yêu em), 9420 (就是爱你 - chính là yêu em) hoặc 25251325 (爱我爱我一生爱我 - Yêu em yêu em, một đời yêu em) … để bày tỏ tình cảm và cầu mong tình yêu của mình mãi bền chặt.
Từ vựng tiếng Trung về ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc
1. 七夕节 /qīxì jié/ Lễ thất tịch
2. 情人节 /qíngrén jié/ Lễ tình nhân
3. 乞巧节 /qǐqiǎo jié/ lễ Khất Xảo
4. 阴历 /yīnlì/ Âm lịch
5. 传统 /chuántǒng/ Truyền thống
6. 传说 /chuánshuō/ Truyền thuyết
7. 民间故事 /mínjiān gùshì/ câu chuyện dân gian
8. 喜鹊桥 /xǐquèqiáo/ Cầu Hỉ Thước
9. 银河 /yínhé/ ngân hà
10. 祝福 /zhùfú/ chúc phúc
11. 织女 /zhīnǚ/ Chức Nữ
12. 牛郎 /niúláng/ Ngưu Lang
13. 王母娘娘 /wángmǔniángniáng/ Vương Mẫu Nương Nương
14. 玉皇大帝 /yùhuángdàdì/ Ngọc Hoàng Đại Đế
15. 七仙女 /qīxiānnǚ/ thất tiên nữ
16. 拜织女 /bài zhīnǚ/ bái Chức Nữ
17. 月老庙 /yuèlǎo miào/ miếu nguyệt lão
19. 巧果 /qiǎo guǒ/ xảo quả
20. 吃巧果 /chī qiǎoguǒ/ ăn Xảo quả
21. 果盘 /guǒpán/ mâm hoa quả
22. 供品 /gòngpǐn/ đồ cúng
23. 饺子 /Jiǎozi/ sủi cảo
24. 瓜果/guā guǒ/ trái cây (thuộc họ bầu bí)
25. 鸡 /jī/ gà
26. 五子 /wǔzǐ/ ngũ tử
27. 绿豆芽 /dòuyá/ giá
28. 浪漫 /làngmàn/ Lãng mạn
Cùng học và ghi lại những từ vựng tiếng Trung này để sử dụng trong những tình huống cần thiết nhé.
VVTB Chinese đồng hành cùng bạn
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TIẾNG TRUNG CHUẨN QUỐC TẾ VÂN VÂN THIÊN BÌNH
Facebook: Tiếng Trung Thanh Hóa - Vân Vân Thiên Bình
Hotline : 0931.346.333
Email: vanvanthienbinh@gmail.com
Website: www.tiengtrungthanhhoa.com
Trụ sở chính: 57 Từ Đạo Hạnh - Phường Đông Thọ - TP Thanh Hoá
Tiếng Trung Thanh Hóa - Vân Vân Thiên Bình - 云云天平汉语国际教育总部清化市
Cơ sở 2 : 09/43 Đồng Lễ - Phường Đông Hải - TP Thanh Hoá
Tiếng Trung Vân Vân Thiên Bình Cơ sở BigC
Cơ sở 3: Vinh Tiến - Hải Hòa - Thị xã Nghi Sơn.
Tiếng Trung Nghi Sơn - Vân Vân Thiên Bình - 云云天平汉语国际教育宜山分校
Cơ sở 4: 36 Khu 1 - Quán Lào - Yên Định
Tiếng Trung Yên Định - Vân Vân Thiên Bình - 云云天平汉语国际教育安 定分校
Cơ sở 5: 54 Tôn Đức Thắng - TT Hà Trung - Huyện Hà Trung .
Trung tâm đào tạo Tiếng Trung Vân Vân Thiên Bình
Cơ sở 6: 77 Thống Nhất 3 - Xuân Dương - Thường Xuân .
Tiếng Trung Thường Xuân - Vân Vân Thiên Bình - 云云天平汉语国际教育常春分校
Cơ sở 7: 498 đường Lam Sơn - Thị Trấn Nông Cống - Huyện Nông Cống.
Tiếng Trung Nông Cống - Vân Vân Thiên Bình - 云云天平汉语国际教育农贡分校
Cơ sở 8: 308A Trần Phú - Lam Sơn - Bỉm Sơn - Thanh Hoá.
Tiếng Trung Bỉm Sơn - Vân Vân Thiên Bình - 云云天平汉语国际教育扁山分校
Cơ sở 9: 867 Lê Thái Tổ - Phố Giắt - Thị trấn Triệu Sơn.
Tiếng Trung Triệu Sơn - Vân Vân Thiên Bình - 云云天平汉语国际教育赵山分校
Cơ sở 10: Khối 4 - TT Quán hành - Huyện Nghi Lộc - Nghệ An.
Tiếng Trung Nghệ An - Vân Vân Thiên Bình - 云云天平汉语国际教育义安省分校
Cơ sở 11: 381 Nguyễn Công Trứ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình.
Tiếng Trung Ninh Bình - Vân Vân Thiên Bình - 云云天平汉语国际教育宁平省分校
Cơ sở 12: 195 đường Tố Hữu- TT Tân Phong- Quảng Xương - Thanh Hoá