Hiện tại chắc chắn nhiều bạn đã từng nghe qua hoặc đã quá quen với từ freelancer đính kèm công việc có thu nhập hấp dẫn, chủ động về không gian, thời gian và thoải mái tự do bay nhảy. Những freelancer thành công hiện nay cho thấy chúng ta có thể vừa chọn tự do, vui chơi giải trí vừa có thể kiếm ra tiền cho bản thân. Tuy nhiên bất cứ ngành nghề nào cũng có khó khăn và thử thách, rất nhiều bạn trẻ đã bỏ cuộc trước khi nhìn thấy vinh quang, vậy hôm nay Droppii sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề đa dạng này và những mặt trái của nó nhé.
1. Freelancer là gì?
Đầu tiên hãy cùng nói về khái niệm freelancer là gì. Freelancer là những người có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Họ sẽ làm việc theo dự án cho các cá nhân, tổ chức và có thể làm cùng lúc nhiều dự án miễn sao hoàn thành đúng thời gian như cam kết giữa hai bên. Freelancer thật chất vẫn là làm việc được trả công tuy nhiên không bị ràng buộc phải đến văn phòng hay làm vào thời gian hành chính. Đơn giản là bạn nhận công việc từ bên thuê, hoàn thành và nhận tiền lương tương ứng.
2. Ngành nghề nào phù hợp với freelancer?
Hiện nay thị trường freelancer đang được mở rộng và phát triển, nên việc trở thành freelancer là mục tiêu của nhiều bạn trẻ, tuy nhiên hãy lựa chọn đúng công việc để làm freelancer tiềm năng nhé:
- Dịch thuật: để làm được công việc này tất nhiên bạn phải có kỹ năng về ngôn ngữ và thành thạo cách diễn giải trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, chắc chắn về ngữ pháp. Ngoài ra, để làm về dịch thuật, bạn cần am hiểu nhiều về các lĩnh vực như văn hóa, xã hội, y tế, công nghiệp, nông nghiệp,…hay một chuyên môn nhất định để dịch trọn vẹn văn bản và truyền tải đúng nhất ý của bản gốc.
- Photographer/Designer/Video maker: hiện nay việc thực hiện các bộ ảnh, video để phục vụ nhu cầu giải trí, kỷ niệm hoặc kinh doanh của mọi người đã tăng đến mức chóng mặt, vì thế công việc về chụp ảnh, quay dựng và chỉnh sửa video, thiết kế hình ảnh được phổ biến rộng rãi và mang về thu nhập khá tốt cho các freelancer về lĩnh vực này. Ở đây giá trị mỗi công việc sẽ cao và song song đó bạn kiếm được nhiều hơn khi nhận nhiều job một lúc.
Các chủ cửa hàng cũng có nhu cầu thuê thiết kế hình ảnh như logo, banner, hình ảnh sản phẩm,…và các gói chụp, quay video về sản phẩm, cửa hàng,..nên việc tìm được job ở lĩnh vực này không quá khó.
Về chỉnh sửa video bạn có thể lựa chọn công việc mở các mảng chính như chuyên về chỉnh sửa video cá nhân cho các influencer làm Youtube, TikTok, chỉnh sửa video về MV, phim ảnh, chuyên về intro,…tuy nhiên ở phân khúc này bạn phải có portfolio nổi bật để được tín nhiệm và giao job.
- Content writer: Content writer cũng giống với dịch thuật ở chỗ bạn cần có các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực bạn viết, thường các content writer sẽ chỉ chuyên về 1-2 lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, mỹ phẩm, sức khỏe,…để tập trung cập nhật kiến thức và viết đúng những từ vựng chuyên ngành cùng diễn giải dễ hiểu cho người đọc. Tuy nhiên hiện nay xảy ra một vấn đề là các bạn nhận quá nhiều job về các lĩnh vực khác nhau và không có chất lượng cho mỗi bài viết vì không đủ kiến thức chuyên môn và chiều sâu. Vì thế không chỉ cần trau dồi về kỹ năng ngôn ngữ, bạn còn cần cập nhật thêm kiến thức mỗi ngày để tiến bộ và có thể nhận nhiều dự án cao cấp hơn.
- Viết website/theme: Nếu bạn có kiến thức về lập trình cũng có thể ứng dụng để kiếm thêm thu nhập như viết website, vì phải sử dụng code nên giá thành cho các job này khá cao. Ngoài ra bạn còn có thể viết theme, tối ưu website bằng cách can thiệp bằng code vào các công đoạn nhất định để tối ưu hóa hiệu suất, thu nhập bạn nhận được cũng tương xứng công sức bạn bỏ ra.
- Tối ưu SEO: Ngách SEO là hướng phát triển rộng hơn cho freelancer khi đây là một trong những phần trọng điểm trong các chiến lược của doanh nghiệp hiện tại để tối ưu hiệu quả kinh doanh. Để tiếp cận nhiều nhất các khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần những dịch vụ SEO chất lượng và đáng tin cậy, mang về nguồn khách hàng lâu dài có tỷ lệ chuyển đổi cao. Đây cũng là công việc đòi hỏi chuyên môn cao nên thu nhập tốt và ổn định vì ít bị thay thế…
Xem thêm: 5 cách có tiền nhanh nhất trên mạng 2023
3. Ưu nhược điểm khi làm freelancer
Ưu điểm:
- Thu nhập cao đáng mơ ước: nhiều bạn lựa chọn freelancer như một công việc làm thêm nhưng cũng mang về thu nhập kha khá, vì vậy không khó hiểu khi các freelancer full time và nhận nhiều job cùng một lúc sẽ có mức thu nhập khủng cỡ nào. Hiện nay có nhiều hình thức để làm freelancer như cá nhân, đội nhóm, hay thậm chí là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ freelancer chất lượng cho nhiều nhóm ngành nghề khác nhau.
- Tự chủ về thời gian làm việc: Bạn không bị bó buộc về thời gian, chỉ cần hoàn thành công việc đúng ngày quy định như thỏa thuận là được, còn việc bạn thực hiện vào ban ngày hay ban đêm, giờ ăn sáng hay giờ nghỉ trưa đều do bạn quyết định.
- Làm việc ở bất cứ đâu: Một điểm truyền cảm hứng cho nhiều người trở thành freelancer là có thể làm việc ở nơi bạn yêu thích như ở nhà, ở quán cà phê, ở một địa điểm du lịch nào đó mà bạn vừa có thể thư giãn vừa làm việc. Như vậy vừa tận hưởng cuộc sống vừa tiết kiệm thời gian khi mỗi ngày bạn phải dành thời gian đi đến văn phòng và về nhà trong khi bạn có thể sử dụng thời gian đó để hoàn thành được một số công việc nhất định.
- Nâng cao kỹ năng, kiến thức mới: Khi làm nhiều dự án khác nhau, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều giúp nâng cao vốn kinh nghiệm của mình. Ví dụ như khi làm content writer, đôi khi bạn sẽ cần tìm hiểu thêm về các kiến thức mới để cập nhật cho bài viết được chỉn chu nhất.
- Có nhiều cơ hội phát triển ở đa lĩnh vực: khi làm freelancer bạn sẽ gặp gỡ và hợp tác với nhiều người, từ đó có thể gia tăng mối quan hệ đối tác để có thêm nhiều cơ hội phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhược điểm:
- Dễ gây nản ở thời gian đầu, vì cần có kỹ năng, kinh nghiệm cho các công việc nên thường doanh nghiệp sẽ thuê các freelancer được giới thiệu, như vậy sẽ gây khó khăn cho những freelancer mới chưa từng làm job trước đây.
- Tỷ lệ cạnh tranh cao: cạnh tranh gần như xảy ra ở bất cứ ngành nghề nào tuy nhiên nó thật sự gay gắt khi bạn trở thành một freelancer, bạn phải cố gắng từng ngày để tích thêm kinh nghiệm cho bản thân, trở thành chuyên gia và có chỗ đứng cho riêng mình mới có thể phát triển thêm.
- Thu nhập không đều đặn: Freelancer mang về thu nhập khá cao tuy nhiên không có tính đều đặn vì được trả theo dự án sau khi hoàn thành và đôi lúc được tính dựa trên KPI của doanh nghiệp khi thỏa thuận ban đầu.
4. Hướng dẫn kiếm tiền bằng cách trở thành freelancer
Để trở thành freelancer và có một thu nhập triển vọng, bạn cần có những tiêu chí như sau:
- Có kế hoạch, chiến lược cụ thể: bạn nên vạch ra kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân để định hướng những công việc bạn cần làm sắp tới, càng chi tiết càng tốt để bạn hiểu rõ và đi đúng như hướng ban đầu đã vạch ra.
- Chọn nơi làm việc thoải mái: Đa số công việc freelancer cần tính sáng tạo và tư duy nên bạn phải được ở trong không gian yêu thích mới có thể thoải mái phát huy ý tưởng và hoàn thành tốt công việc hơn.
- Chất lượng dịch vụ được đảm bảo: Ngay từ đầu khi thỏa thuận hợp tác, bạn nên trao đổi chi tiết những gì bạn có thể cung cấp theo mức độ chính xác của KPI để khách hàng cân nhắc và đưa ra quyết định cụ thể cho từng trưởng hợp. Ngoài ra, bạn cần nói rõ phạm vi công việc bạn nhận để tránh có những sự hiểu lầm làm bạn và khách hàng khó xử, ví dụ ở mỗi dự án, bạn chỉ thực hiện phân đoạn đầu cứ không phải toàn bộ, cần khách hàng gia tăng chi phí hoặc thuê 1 team khác cho phần đó.
- Tối ưu hóa dịch vụ: Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, dịch vụ càng có điểm nhấn sẽ càng thu hút thêm khách hàng, bạn tối ưu hóa chất lượng, luôn kiểm soát tình hình và báo cáo kịp thời cho khách hàng kèm hướng xử lý thuyết phục, chăm sóc khách hàng tốt và quan trọng là hoàn thành đúng thời gian thỏa thuận, sẽ tăng cao sự hài lòng của khách hàng và sẽ làm việc với bạn lâu dài.
- Hợp tác với các freelancer khác để hoàn thành dịch vụ một cách hiệu quả nhất: Có một vài dự án bạn có thể hoàn thành tuy nhiên nếu kết hợp với các freelancer chuyên về một ngách đó hơn sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao hơn, thì nên hợp tác, trả phí cho các freelancer hợp tác để làm ra thành phẩm tối ưu nhất.
- Quản lý tài chính hợp lý: Vì nguồn tiền về nhiều lần và nhỏ lẻ khiến bạn không thể kiểm soát chi tiêu nếu không để ý đến chúng. Lời khuyên là bạn hãy học cách quản lý tài chính trên các phần mềm, trang excel,…để kiểm soát dòng tiền, ngoài ra còn có thể theo dõi công nợ của các dự án.
Bạn có thể tìm kiếm công việc freelancer trên các website/app về freelance hoặc làm công việc dropshipping trên các nền tảng mua bán hàng hóa, vừa kiếm tiền như một freelancer vừa không bị ràng buộc về thời gian dự án, dễ làm và kiếm được thu nhập nhanh hơn, hãy vào Droppii để tìm hiểu thêm bạn nhé, chúc bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm:
- Top những việc làm thêm tại nhà thu nhập tốt bạn nên thử
- Hướng dẫn cách tự làm đồ handmade để bán đơn giản
- 10 cách kiếm tiền nhanh nhất mà không cần bỏ vốn