Cấu trúc bài tiểu luận quyết định đến 70% điểm số vì nó thể hiện tổng quát những gì bạn sẽ trình bày. Vậy bài tiểu luận chuẩn chỉnh sẽ bao gồm những phần nào? Hãy cùng Vietthueontime tìm hiểu trong nội dung sau đây nhé!
Tìm hiểu bài tiểu luận
Tiểu luận là văn bản nghiên cứu, đưa ra quan điểm, ý kiến về một đề tài được giao bởi giảng viên bộ môn và có độ dài phổ biến từ 1.000 - 5.000 chữ (khoảng 5 - 25 trang). Có 3 loại chính:
- Tiểu luận nghiên cứu.
- Tiểu luận môn học.
- Tiểu luận tốt nghiệp.
Cấu trúc bài tiểu luận theo chuẩn đại học
Thông thường, bài tiểu luận sẽ gồm các phần như sau:
Bìa
Trang bìa sẽ bao gồm các thông tin như: Tên trường, năm học, bộ môn, tên đề tài, họ và tên giảng viên, sinh viên. Mỗi trường sẽ có cách trình bày riêng đối với phần bìa, bạn có thể tham khảo các bài tiểu luận từ khóa trước.
Mục lục
Bao gồm các mục/tiêu đề trong bài tiểu luận, có đánh số trang tương ứng.
Phần mở đầu
Tại đây sẽ có 5 mục:
- Lý do chọn đề tài: Dựa vào lý luận, thực trạng và thực tiễn vấn đề để nêu lên lý do nghiên cứu đề tài.
- Mục đích nghiên cứu: Trả lời câu hỏi nghiên cứu để làm gì, phục vụ cho điều gì?
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đưa ra phương hướng nghiên cứu và những hoạt động/công việc cụ thể cần làm.
- Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp mà bạn sử dụng để nghiên cứu đề tài (ví dụ: Phân tích tổng hợp, điều tra, quan sát, xem tài liệu,…).
- Phạm vi nghiên cứu: Xác định rõ không gian, thời gian, đối tượng, khách thể.
Phần nội dung
Ở phần nội dung, cấu trúc bài tiểu luận sẽ chia thành:
Chương 1: Kiến thức và khái niệm
Các khái niệm và kiến thức liên quan đến đề tài tiểu luận sẽ được trình bày/giải thích tại đây. Bạn sẽ tìm hiểu thông tin này bằng cách đọc giáo trình, sách báo, xem internet,… (Dành 3 - 5 trang cho chương 1)
Chương 2: Trọng tâm vấn đề nghiên cứu
Đến đây, bạn cần áp dụng phương pháp nghiên cứu đã đề cập ở trên để làm rõ mặt tích cực và hạn chế của vấn đề. Đồng thời, bạn nên tìm nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến các hạn chế đó để tăng giá trị bài tiểu luận. (Viết 2 - 3 trang)
Chương 3: Nhận xét và tổng kết
Theo cấu trúc bài tiểu luận, lúc này bạn sẽ căn cứ vào các dữ kiện vừa nghiên cứu, kiến thức cá nhân hoặc tham khảo ý kiến/khảo sát để đưa ra kết luận về vấn đề. (2 - 3 trang)
Tài liệu tham khảo
Hãy tạo danh sách và liệt kê các tài liệu mà bạn sử dụng trong bài tiểu luận bao gồm: Giáo trình, công trình nghiên cứu, nguồn internet, tạp chí,… Lưu ý: Hãy tuân thủ các quy tắc trích dẫn tài liệu tham khảo.
Phụ lục
Nhiều sinh viên bỏ quan phụ lục, tuy nhiên Vietthueontime khuyến khích bạn nên bổ sung đề mục này. Vì đây là nơi củng cố và giải thích chi tiết các lập luận của bạn trong văn bản. Đồng thời nó sẽ bao gồm bảng số liệu, công thức, phân tích liên quan để người đọc kiểm tra tính chính xác của nội dung.
Quy tắc chung khi trình bày tiểu luận
Bên cạnh việc tìm cấu trúc bài tiểu luận, bạn nên biết cách trình bày của loại văn bản này để nâng cao điểm số:
- Font chữ: Times New Roman.
- Cỡ chữ: 13.
- Khoảng cách dòng: 1.3.
- Khổ giấy: A4 (theo chiều dọc).
- Cài đặt lề: Trên và dưới là 2.0, phải là 2.0, trái là 3.5.
- Bảng mã: Unicode.
- Đánh số trang: Ở phía góc phải, bên dưới của mặt giấy.
- Header và Footer: Ghi tên và mã số sinh viên.
Sinh viên năm nhất thuê viết tiểu luận ở đâu?
Sinh viên năm nhất sẽ không khỏi bỡ ngỡ trong lần đầu làm tiểu luận. Nếu bạn không có thời gian, chưa hiểu rõ cấu trúc bài tiểu luận, thiếu tài liệu tham khảo,… hãy tìm sự trợ giúp từ dịch vụ viết thuê tiểu luận tại Vietthueontime. Chúng tôi có:
- Đội ngũ nhân sự/giảng viên chuyên nghiệp.
- Hỗ trợ đa dạng đề tài tiểu luận.
- Cam kết sửa lỗi miễn phí theo yêu cầu.
- Đảm bảo bài luận không mắc phải lỗi trùng lặp.
- Tinh thần trách nhiệm, bảo vệ dữ liệu khách hàng.
Liên hệ Zalo 0799.327.987 để được giúp đỡ sớm nhất!
Lời kết
Chắc hẳn bạn đã hình dung được cấu trúc bài tiểu luận là như thế nào rồi, phải không? Mong rằng, Vietthueontime đã chia sẻ những kiến thức giá trị và hữu ích cho quá trình học tập của bạn.
Xem các bài khác:
- Cách tránh đạo văn hiệu quả khi làm bài luận cho sinh viên
- 8 Lưu ý khi làm tiểu luận để đạt điểm cao trên đại học