Hoa ngũ sắc là hoa gì?
- Tên gọi khác: Hoa bông ổi, hoa tử quỷ, mã anh đơn, thơm ổi, trâm ổi,…
- Tên trong khoa học: Lantana camara L.,
- Họ: Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae).
Hoa trâm ổi có nguồn gốc từ khu vực Trung Mỹ. Giống cây đã phát tán mạnh nhờ những loài chim mang hạt giống rải ở khắp nơi. Nhờ vậy, cây hoa đã phát triển lan rộng ra nhiều nơi khác nhau trên thế giới trong đó có nước ta. Đặc thù cây mọc hoang tại nhiều khu vực đất trống, sườn núi hay ven các bờ biển.
Cây hoa ngũ sắc vốn là dạng cây thân gỗ, thân nhỏ cao từ khoảng 0.5 - 1m, nhiều cây có chiều cao lên tới 2m nếu như được chăm sóc tốt. Thân cây thường có các gai nhọn, mọc hơi cong xuống, cành mềm, được mọc vươn ra ở khắp nơi.
Lá cây có dạng hình xoan, màu xanh nhạt và xuất hiện lông ở mặt trên. Hoa được gọi là ngũ sắc do có nhiều màu rực rỡ khác nhau, 5 cánh bao quanh nhị vàng, mọc dạng chùm ở trên cùng một cành.
Màu hoa sẽ thay đổi căn cứ theo vòng đời của hoa. Khi còn non hoa sẽ có màu vàng, sau đó chuyển dần sang màu cam. Cuối cùng chuyển sang đỏ hay tím, trắng, hay vàng, hồng,…. Hoa thường nở trong khoảng từ tháng 4 tới tháng 9. Quả cây thường có màu đen, vị thơm như ổi, bên trong thường có chứa các hạt.
>>> Xem thêm: Hoa mẫu đơn kiêu sa không hổ danh “Vua của các loài hoa”
Các loại hoa trâm ổi
Trên thị trường hiện có nhiều loại trâm ổi khác nhau. Tùy theo sở thích cũng như điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mỗi khu vực các bạn có thể chọn lựa giống hoa phù hợp cho hoạt động trang trí:
Hoa ngũ sắc rủ
Giống hoa rất thích hợp trồng ban công với nhiều màu sắc đẹp mắt. Trong đó, màu hoa tím rủ được đông đảo người trồng yêu thích. Cây có đặc tính phát triển mạnh, ra được nhiều hoa khi trồng tại nơi có nhiều ánh sáng. Thân cây thường nhỏ, cong và có lông. Nhánh thân có dạng mềm, rũ hướng xuống dưới đất.
Hoa ngũ sắc Thái
Cây ngũ sắc Thái có dạng thân mềm, tốc độ rủ không quá nhanh. Lá của cây nhỏ, bóng mướt. Màu sắc hoa đa dạng với 6 màu cơ bản: Hồng nhạt, hồng đậm, đỏ, vàng trắng, trắng, cam (cam chớp, cam đốp).
Điểm đặc biệt của giống hoa này đó là cứ 2 tuần cây sẽ cho ra hoa 1 lần. Khi cây phát triển lớn hơn hầu như sẽ cho ra hoa toàn thời gian, ít nghỉ. Khác với các giống cây ngũ sắc khác, loại ngũ sắc Thái này sẽ phát triển chậm hơn. Tuy vậy, với sự đa dạng về màu sắc cũng như độ bền của hoa thì nhiều người vẫn yêu thích chọn giống hoa này.
Cây hoa ngũ sắc rừng
Ngũ sắc rừng là giống hoa mọc dại, có màu sắc đẹp mắt, tươi tắn. Điểm đặc trưng nhất của giống ngũ sắc rừng đó chính là sức sống mạnh mẽ do đặc tính mọc bụi, tự nhiên tại nhiều vùng núi, ven đường. Cây hoa được nhiều nhà vườn mang về vườn chăm sóc, ghép bông tạo thành những chậu kiểng đẹp mắt, ấn tượng.
>>> Xem thêm: Hoa baby xinh xắn hái triệu vì sao dành tặng cho nàng
Ý nghĩa của giống hoa trâm ổi
Bên cạnh vẻ đẹp của hoa, giá trị ý nghĩa của hoa cũng được đề cao, được người trồng đặc biệt yêu thích.
Trong đời sống
Ngũ sắc có sức sống mạnh mẽ, có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện khô cằn. Điều này cũng chính là biểu trưng cho vẻ đẹp cho sự bền bỉ của con người trong đời sống. Với sức sống mãnh liệt, hoa là hình ảnh cho lòng kiên cường, sự trường tồn với thời gian, mang tới năng lượng tích cực cho không gian sống.
Trong phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, ngũ sắc cũng có ý nghĩa tượng trưng cho sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống. Từ đó, hoa thể hiện cho những may mắn, thuận lợi và thành công trong cuộc đời mỗi con người.
Theo màu sắc
Hoa trâm ổi có nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi màu hoa lại có những ý nghĩa tương ứng. Trong đó, phổ biến hơn cả phải kể tới đó là:
Hoa ngũ sắc tím
Màu hoa tím biểu trưng cho sự bền bỉ. Với sức sống mãnh liệt, sắc hoa tím cũng là hình ảnh biểu trưng cho lòng kiên cường, mang tới nguồn năng lượng tích cực trong không gian sống. Màu hoa tím cũng có khả năng điều hòa cuộc sống, giúp cho gia chủ luôn có được sự thoải mái, bình yên cũng như hạnh phúc.
Hoa ngũ sắc vàng
Thêm một màu hoa trâm ổi độc đáo đang được nhiều người thích thú đó là sắc vàng tươi đẹp mắt. Màu hoa vàng thể hiện cho may mắn, sự sung túc. Đồng thời, cũng đại diện cho ý chí vươn lên, tinh thần bất khuất của con người trong cuộc sống.
Hoa ngũ sắc màu trắng
Đây là màu ngũ sắc rất phổ biến được trồng phục vụ trang trí, làm cây cảnh. Màu hoa có vẻ đẹp độc đáo, cánh hoa nhỏ xinh, nở quanh năm. Màu hoa trắng tượng trưng cho sự tinh khôi, đơn giản, trong sáng. Hoa cũng có thể xem như biểu tượng cho sự đoàn kết và hòa bình. Đồng thời, thúc đẩy được sự tôn trọng cũng như tình thương giữa con người với con người, hay sự khởi đầu may mắn và thuận lợi.
Hoa ngũ sắc có tác dụng gì?
Ngũ sắc là giống hoa mọc hoang nhưng có vẻ đẹp vô cùng độc đáo, đa dạng hiếm có. Công dụng của giống hoa cũng được người trồng đánh giá cao:
Trang trí không gian
Cây ngũ sắc có vẻ đẹp độc đáo, thường được chọn lựa trồng trong gia đình với mục đích chính là trang trí, tô điểm cho vẻ đẹp không gian xung quanh. Vị trí đặt chậu cây thường là ban công, sân thượng, nơi có nhiều ánh sáng.
Trong y học
Theo các nghiên cứu, toàn bộ rễ, thân lá, hoa của cây ngũ sắc đều được sử dụng trong đời sống cũng như y học:
Trong Đông y
Dược liệu được biết tới có vị hơi đắng, tính mát, thu hoạch được quanh năm và sử dụng tươi. Ngoài ra, vào thời điểm mùa hè, cây hoa ngũ sắc cũng được phơi khô để sắc thuốc dùng dần. Giá trị của cây hoa được biết tới như:
- Thanh nhiệt, giải độc, cầm máu hay tiêu sưng.
- Chống viêm, phù nề, dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp hay mãn tính.
- Chữa chảy máu phía ngoài da do bị chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema.
- Giảm đau dạ dày, đau bụng.
Trong y khoa hiện đại
Cây ngũ sắc có chứa một hàm lượng tinh dầu cao (khoảng 0.16% tinh dầu đặc), màu sắc bắt mắt từ vàng nhạt tới vàng nghệ cùng hương thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có chứa các hoạt chất như cadinen, geratocromen, caryophyllene,… Cây hoa đã được chứng minh có tác dụng chống viêm, phù nề rất tốt.
>>> Bài viết liên quan: Các loại hoa lạc tiên và công dụng “thần dược” với sức khỏe
Kỹ thuật trồng cây hoa ngũ sắc
Để trồng giống hoa trâm ổi tại nhà các bạn có thể lựa chọn cách thức trồng gieo hạt hoặc giâm cành. Cách thức thao tác chi tiết được tiến hành như sau:
- Chuẩn bị:
- Đất trồng: Đất trồng có độ tơi xốp, thông thoáng tốt, thoát nước dễ dàng. Có thể trộn thêm phân hữu cơ vào trong đất trước khi trồng để gia tăng được hàm lượng dinh dưỡng.
- Vật dụng: Khay/chậu trồng.
- Thực hiện:
Cách trồng hoa ngũ sắc bằng hạt
- Bước 1: Lấy các hạt phơi khô, bỏ phần vỏ và bảo quản tại nơi khô thoáng và kín gió. Ngâm hạt trong nước khoảng 24h trước khi tiến hành gieo.
- Bước 2: Gieo hạt vào khay đã chuẩn bị giá thể, từ 1 - 2 hạt/chậu. Thực hiện tưới nước, tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm trong khoảng 1 tháng.
- Bước 3: Bứng cây con trồng vào trong chậu.
Cách giâm cành hoa ngũ sắc
- Bước 1: Lấy một phần cành từ cây mẹ khoảng 15cm, không bị sâu bệnh.
- Bước 2: Cắm cành trong chậu đất và chăm sóc cho cây phát triển.
- Bước 3: Nếu như trồng cây trong chậu thì cho giá thể vào chậu, đặt cành giống vào giữa chậu. Tiếp đó, tưới nước ẩm cho cây.
Cách ghép hoa trâm ổi
Để cho cây trâm ổi ra hoa nhiều, đẹp có một phương pháp được những người trồng giàu kinh nghiệm chia sẻ đó chính là ghép hoa. Trong đó, có 02 phương án các bạn có thể áp dụng đó là:
Ghép nêm
Ghép nêm được hiểu là ghép vào cành cũ của cây. Sau khoảng 2 tháng trồng, cây phát triển ổn định, ra các nhánh con có thể tiến hành ghép được. Khi ghép hoa ngũ sắc nên chọn thời điểm ngày mát trời, đặt cây ở các vị trí mát như hiên nhà, dưới gốc cây to để thực hiện.
- Bước 1: Cắt cành cần ghép dài trong khoảng từ 4 - 5cm. Sử dụng dao chẻ dọc giữa thân cành 2 - 2.5 cm.
- Bước 2: Chọn chồi ghép, gốc ghép có kích thước tương đương để sau đó chồi phát triển thuận lợi và nhanh chóng. Chồi ghép dài khoảng 4 - 5cm, có phần lá bánh tẻ. Cắt bỏ còn 1/3 phiến lá.
- Bước 3: Sử dụng dao cắt vát chồi ghép có độ dài bằng phần chẻ tại gốc ghép.
- Bước 4: Đặt chồi ghép vào trong gốc ghép sao cho 2 phần khớp vào với nhau.
- Bước 5: Quấn chặt vết ghép bằng với sợi nilon hay băng dính. Quấn từ dưới lên và thực hiện cố định lại.
- Bước 6: Sử dụng túi nilon chụp toàn bộ phần thân ghép, cố định dưới phần gốc. Như vậy, tránh để gẫy chồi ghép khi tưới cây hoặc khi trời mưa to. Đồng thời, ngăn chặn được nước ngấm vào khiến phần ghép bị thối.
Ghép bên dưới vỏ
Thực hiện ghép bên dưới vỏ là tiến hành ghép thẳng cành vào phần thân cây. Thời gian ghép có thể tùy chọn quanh năm. Khi nào gốc phát triển khỏe đều có thể ghép được.
- Bước 1: Chọn cành ghép khỏe mạnh từ cây mẹ, khoảng 4 - 5cm.
- Bước 2: Đặt cành ghép vào bên cạnh thân của gốc ghép.
- Bước 3: Sử dụng băng dính quấn chặt vết ghép.
- Bước 4: Dùng túi nilon bọc lại để bảo vệ phần ghép.
Cách chăm sóc cây trâm ổi
Cây trâm ổi là giống hoa có sức sống mạnh nên không yêu cầu quá cao trong hoạt động chăm sóc. Khi trồng cây các bạn cần chú ý tới một số những vấn đề như sau:
Về ánh sáng
Hoa trâm ổi là giống cây ưa ánh sáng để phục vụ cho sinh trưởng. Cây hoa cũng có khả năng chịu được nắng nóng vào thời điểm mùa hè. Bởi vậy, các bạn không cần quá lo lắng khi đặt chậu cây trên sân thượng hay những nơi có nhiều ánh sáng chiếu tới. Bởi phải có ánh sáng hoa mới ra đẹp, có màu sắc rực rỡ như ý.
Về bón phân
Nếu ban đầu đất trồng đã được chuẩn bị tốt với phân hữu cơ thì không cần thiết phải bón thêm phân cho cây. Tuy vậy, để đảm bảo cây hoa sinh trưởng tốt thì nên bón thúc cho cây mỗi tháng một lần khi cây đang trong thời kỳ cao lớn hay trong giai đoạn ra hoa.
Về nước tưới
Khi cây hoa còn non, người trồng cần thực hiện tưới nước thường xuyên cho cây từ 1 - 2 lần/ngày vào thời điểm buổi sáng hay chiều mát trong ngày. Khi cây đã lớn khỏe, trưởng thành thì tưới 2 - 3 lần/tuần. Tránh tưới quá nhiều khiến cây bị úng rễ, chết cây.
Thay chậu mới
Cây hoa ngũ sắc thuộc rễ chùm nên có tốc độ phát triển cũng như độ lan tỏa cao. Thời gian đầu khi trồng cây có thể đặt cây non vào bên trong chậu với kích thước nhỏ. Tuy vậy, sau mỗi năm người trồng cần thay cây sang chậu mới để không ảnh hưởng tới khả năng phát triển của bộ rễ.
Phòng sâu bệnh
Nếu thực hiện các bước chăm sóc tốt, cây ngũ sắc thường sẽ ít gặp phải sâu bệnh. Tuy nhiên, cần chú ý quan sát thường xuyên để có thể phát hiện ra được những loài côn trùng gây hại tấn công. Từ đó, có thể phun thuốc diệt côn trùng nhằm phòng tránh các nguy cơ mắc bệnh cho cây.
Báo giá cây hoa ngũ sắc
Hiện tại, trên thị trường cây cảnh ngũ sắc được bày bán rất nhiều. Mức giá cho cây trưởng thành có thể dao động trong khoảng từ vài trăm tới vài triệu đồng. Nếu như chọn mua hạt giống về trồng thì giá thành sẽ rẻ hơn, chỉ trong khoảng vài chục nghìn đồng đã có thể có được một chậu hoa trâm ổi đẹp mắt sau khi gieo trồng.
Nếu bận rộn, không thể tự trồng cây thì người trồng cũng có thể tham khảo các cây ngũ sắc rừng hay chậu ngũ sắc nhập từ Thái Lan với mức giá dao động trong khoảng từ 500.000 cho mỗi chậu cây.
Để mua cây ngũ sắc khách hàng có thể tìm kiếm tại các cửa hàng cây giống, shop cây cảnh,…. Tại đây có các cây thiết kế kiểu bonsai, cây con trồng trong chậu hay cũng có thể mua hạt giống về tự trồng. Các cửa hàng cây giống trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada,… cũng là một trong những chọn lựa tuyệt vời nhất dành cho các bạn sở hữu được những giống cây chất lượng, uy tín với giá thành hợp lý nhất.
Ngoài ra, các bạn có thể tham gia vào nhóm Mua Bán Trồng Hoa Đà Lạt ❤️ để được hỗ trợ tư vấn cũng như chọn được địa chỉ cung cấp giống hoa chất lượng.
Hình ảnh hoa ngũ sắc
Cùng ngắm nhìn những hình ảnh đẹp mắt của loài hoa trâm ổi đã được các nhiếp ảnh gia ghi lại nhé!
Hoa ngũ sắc là loài hoa đẹp, rực rỡ cho không gian thêm phần ấn tượng, đẹp mắt. Với cách thức trồng đơn giản, chăm sóc dễ dàng chắc chắn sẽ phù hợp với số đông người trồng có nhu cầu chơi hoa kiểng.
Câu hỏi về giống cây trâm ổi
Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi về giống trâm ổi. Các bạn có thể tham khảo trước khi trồng và chăm sóc cây.
Hoa ngũ sắc có độc không?
Hoa trâm ổi vốn có vẻ đẹp quyến rũ cùng hương thơm nhẹ nhàng được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, ẩn sâu bên trong cây hoa là những chất độc nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu ăn phải.
Theo các nghiên cứu, trong quả của cây có chứa chất độc tên gọi là Lantanin alkaloid có thể khiến cho người ăn bị buồn nôn, đau bụng, bỏng rát dạ dày, giãn cơ hay rối loạn tuần hoàn màu. Bởi vậy, cần hết sức cẩn thận, không nên ăn quả cây này.
Gốc cây hoa ngũ sắc vì sao được săn lùng?
Gốc cây ngũ sắc được các thương lái săn lùng để phục vụ cho nhu cầu của đông đảo khách hàng. Sở dĩ gốc cây trâm ổi được yêu thích là vì có các ụ to sần sùi rất lạ mắt, cho hoa đẹp nên được yêu thích làm cây cảnh, tạo hình thành những chậu bonsai ấn tượng.
Vân Nguyễn 05/01/2023