Bắc Trung Bộ có nhiều thế mạnh để hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp. Công nghiệp của vùng có nhiều khởi sắc do hạ tầng được đầu tư xây dựng và có tiềm năng thu hút được các nguồn đầu tư.
1. KHÁI QUÁT CHUNG
- Diện tích: 51,2 nghìn km2, lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.
- Dân số: 11,2 triệu người (năm 2021).
- Gồm: 6 tỉnh.
2. HÌNH THÀNH CƠ CẤU NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP
- Cơ sở hình thành:
+ Đặc điểm lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ bắc xuống nam; phân hóa thành nhiều dạng địa hình, từ đông sang tây là đồi, núi - dải đồng bằng - vùng biển.
+ Vùng có nhiều tài nguyên cho phát triển nhưng còn ở dạng tiềm năng.
- Ý nghĩa:
+ Tạo ra cơ cấu ngành với nhiều sản phẩm hàng hóa.
+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, khai thác tốt thế mạnh mỗi vùng.
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
a) Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
- Tiềm năng: đất feralit ở vùng đồi núi phía tây, diện tích rừng lớn; nhiều gỗ, lâm sản, chim thú có giá trị.
- Tình hình phát triển:
+ Rừng giàu tập trung ở biên giới Việt - Lào.
+ Rừng sản xuất chiếm 34%, rừng phòng hộ chiếm 50%, rừng đặc dụng 16%. Rừng phòng hộ phân bố ở vùng đồi núi phía tây và vùng ven biển.
+ Hàng loạt lâm trường hoạt động: khai thác - tu bổ, bảo vệ rừng.
- Ý nghĩa:
+ Bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, nguồn gen quý hiếm.
+ Điều hòa nguồn nước, giảm thiệt hại do thiên tai.
+ Chắn gió, bão; ngăn cát bay, cát chảy (rừng ven biển).
b) Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp
- Đồi trước núi:
+ Đồng cỏ rộng lớn: chăn nuôi đại gia súc.
+ Đất badan khá màu mỡ: vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
- Đồng bằng:
+ Đất pha cát: phát triển cây công nghiệp hàng năm.
+ Đất phù sa ở một số đồng bằng: Vùng thâm canh lúa nước.
c) Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
- Tiềm năng: đường bờ biển dài, nguồn lợi phong phú, ven bờ có nhiều cồn cát, đầm phá,…
- Tình hình phát triển:
+ Các tỉnh có khả năng phát triển nghề cá (Nghệ An là trọng điểm).
+ Tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính làm cho nguồn lợi hải sản giảm. Biện pháp: đổi mới tàu nguyên, đẩy mạnh nuôi trồng.
+ Nuôi trồng nước lợ, mặn phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
Đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ (Ảnh: Sưu tầm)
3. HÌNH THÀNH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
a) Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa
- Điều kiện phát triển: một số khoáng sản trữ lượng lớn, nguyên liệu nông - lâm - ngư nghiệp, lao động dồi dào, rẻ.
- Tình hình phát triển:
+ Cơ cấu công nghiệp chưa thật định hình (do hạn chế về kĩ thuật, vốn).
+ Tỉ trọng giá trị công nghiệp thấp.
+ Trung tâm công nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ, phân bố ở dải ven biển dọc theo quốc lộ 1A.
- Phương hướng: ưu tiên giải quyết nhu cầu năng lượng (điện) - chủ yếu dựa vào nguồn điện quốc gia.
b) Xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là giao thông vận tải
- Hiện trạng: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.
- Ý nghĩa: tạo ra thay đổi lớn trong phát triển kinh tế - xã hội: tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế, tạo thế mở cửa, thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ.
Tuyến đường cao tốc mới xây dựng đi qua một số tỉnh ở Bắc Trung Bộ (Ảnh: Sưu tầm)