Môi trường sống của sinh vật là nơi đáp ứng các nhu cầu sinh tồn như thức ăn, nước uống, sinh sản và phát triển của sinh vật. Tuỳ thuộc vào từng môi trường mà động thực vật, vi sinh vật sẽ có những đặc điểm sinh học và cách thích nghi khác nhau. Để hiểu rõ hơn về không gian sinh sống của sinh vật, bạn hãy cùng Biogency tìm hiểu ngay bài viết bên dưới nhé!
Môi trường sống của sinh vật là gì?
Môi trường sống của sinh vật là không gian vật lý và sinh thái mà sinh vật đó thích nghi và tồn tại. Đây là nơi mà các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ pH, khí hậu, thực vật và động vật khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống và sinh trưởng của sinh vật. Chính sự thích nghi đặc biệt của mỗi loài với môi trường sống đã tạo nên những đặc điểm hình thái và sinh lý phức tạp. Từ đó, sinh vật sẽ có khả năng sinh tồn và phát triển trong môi trường đó.
Ví dụ, loài cá được phủ bởi một lớp vảy sừng hoặc vảy xương để bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương vật lý và sự xâm nhập của vi sinh vật bên ngoài. Vảy cá cũng giúp giảm ma sát khi cá di chuyển trong nước, từ đó làm tăng hiệu quả bơi lội. Chim có cánh được cấu tạo đặc biệt cho khả năng bay với các cơ mạnh mẽ gắn liền với cánh giúp tạo động lực để bay lên và di chuyển trong không khí.
Bên cạnh đó, môi trường sống của sinh vật không chỉ giới hạn ở những nơi như rừng rậm hay đại dương mà còn có thể là bên trong hoặc trên cơ thể của sinh vật khác. Điều này tạo nên một mối quan hệ đặc biệt giữa các sinh vật, thường được gọi là cộng sinh. Ví dụ như vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa của động vật hay hàu sống bám trên đá hoặc các vật cứng dưới đáy biển và lọc thức ăn từ nước qua hệ thống lọc.
Điều này cho thấy sự phong phú và đa dạng của các môi trường sống trên Trái Đất và cách mà các loài sinh vật thích nghi và tồn tại trong những môi trường này. Đồng thời, bạn cũng có thể nhận thấy khả năng thích nghi của sinh vật không chỉ giới hạn ở việc sinh tồn trong các điều kiện khắc nghiệt như sa mạc nóng bức hay băng giá cực lạnh mà còn trong các môi trường sống khác như trong lòng đất, dưới đáy sâu của đại dương,…
Có mấy loại môi trường sống của vi sinh vật?
Môi trường sống của sinh vật khá đa dạng và phong phú nên phù hợp với nhiều loại động thực vật khác nhau. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về 4 loại môi trường sống dưới đây nhé!
Môi trường nước
Môi trường nước là khu vực sống chủ yếu của các sinh vật sống dưới nước, bao gồm sông, hồ, ao, biển, suối,…Trong đó, môi trường nước sẽ được chia được chia thành các loại nước khác nhau như nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Ví dụ về các sinh vật sống trong môi trường nước:
- Các loài cá như cá rô phi, cá trắm, cá chép sinh sống và phát triển trong môi trường nước ngọt, nơi có nồng độ muối thấp.
- Nước mặn có nồng độ muối cao hơn và thích hợp cho những loài cá như cá thu, cá chim, cá ngừ.
- Tôm càng xanh thường sống trong môi trường nước ngọt, trong khi tôm thẻ chân trắng thích hợp với nước lợ.
- Các sinh vật như san hô và rong biển chỉ có thể sống trong môi trường nước mặn.
>>> Xem thêm: Biểu hiện của ô nhiễm môi trường nước
Môi trường trong đất
Môi trường đất là nơi sinh sống chủ yếu của các sinh vật sống trong lòng đất. Đây là một phần quan trọng của môi trường sống tự nhiên, bao gồm các lớp đất với hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau.
Ví dụ về các sinh vật sống trong môi trường trong đất:
- Giun đất thường sống sâu trong lòng đất và hoạt động trong môi trường ẩm ướt.
- Các loài Tê Tê sống và di chuyển dưới cát. Loài sinh vật này thích nghi với môi trường cát bằng cách đào hang và di chuyển bằng cách bơi trong các lớp cát mỏng.
- Chuột chũi là một loài động vật nhỏ sống trong lòng đất bằng cách xây dựng các hệ thống hang đào để ẩn nấp và sinh sản.
- Mối xây dựng tổ dưới lòng đất hoặc tạo thành các mô đất lộ thiên cao và rộng. Cấu trúc tổ phức tạp này giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định, cần thiết cho sự sống của đàn mối.
Môi trường trên mặt đất - không khí (môi trường trên cạn)
Môi trường trên mặt đất (bầu khí quyển, đồng bằng, đồi núi,… ) là môi trường sống quan trọng cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất. Không khí là tầng khí quyển bao quanh hành tinh, gồm các thành phần chính như khí Oxy, Nitơ, Cacbon Đioxit. Đây là nguồn cung cấp khí quan trọng cho quá trình hô hấp của sinh vật và chuyển hóa thức ăn cho muôn loài.
Ví dụ về các sinh vật sống trong môi trường trên mặt đất:
- Con người: Con người sinh sống trên khắp các khu vực trên Trái Đất, từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao.
- Thực vật: Cây xanh, hoa, cỏ,… mọc ở khắp mọi nơi, cung cấp thức ăn và nơi ở cho các loài động vật.
- Các loài động vật: Chim bay trên bầu trời, động vật có vú di chuyển trên mặt đất, côn trùng bay lượn trong không khí,…
Môi trường sinh vật
Sinh vật không chỉ là một thực thể sống mà còn đóng vai trò là môi trường sống cho các sinh vật khác. Điều này có nghĩa sinh vật còn tạo ra môi trường sinh sống cho nhiều sinh vật khác xung quanh.
Ví dụ về các sinh vật sống trong môi trường sinh vật:
- Rừng rậm là môi trường sống lớn cho các loài cây, động vật và vi khuẩn.
- Rạn san hô là nơi ẩn náu cho nhiều loài cá và sinh vật biển khác.
- Giun sán ký sinh trong cơ thể người và các loài động vật.
Qua bài viết trên, Biogency đã chia sẻ đến bạn thông tin về 4 môi trường sống của sinh vật. Mỗi loại môi trường đều có yếu tố đặc biệt và cung cấp điều kiện sống đa dạng cho các loài sinh vật trên Trái Đất. Hiểu rõ những kiến thức này sẽ hỗ trợ bạn chăn nuôi hiệu quả và gia tăng năng suất. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại 0909 538 514 nếu bạn có thắc mắc nào khác nhé!
>>> Xem thêm: Các sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lý môi trường
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh