Chạn vương là gì? Thực ra “chạn vương” là một từ ghép, trong đó Chạn ở đây là cái giá bằng gỗ, tre, nhựa, kim loại,… vốn được sử dụng để đựng bát, đũa, nồi, xoong,… - những vật dụng trong nhà bếp. Còn “vương” là vua, người có quyền lực mạnh nhất.
Chạn vương (vua chạn) hiểu theo đúng nghĩa đen chính là ý chỉ những người núp dưới gầm để tránh bị đòn (được xuất phát từ câu tục ngữ “chó chui gầm chạn”).
Vậy còn Chạn vương nghĩa ẩn dụ là gì? Cụm từ chạn vương được lấy ý tưởng và cách thức biểu đạt từ câu tục ngữ “chó chui gầm chạn” và nó mang ý ám chỉ những người đàn ông lấy được con gái nhà giàu. Sau đó chẳng cần phải mất công lao động vất vả mà vẫn có được cuộc sống sung túc, đủ đầy. Họ chính là minh chứng rõ nhất cho câu nói “tương lai nhờ nhà vợ”.
Cụm từ này thực tế mang ý nghĩa mỉa mai, dè bỉu những người không làm nhưng vẫn có ăn, ăn không ngồi rồi trên tài sản và của cải của người khác.
Những người đi ở rể đôi khi bị coi chung là “chạn vương”, bởi người xưa mặc niệm đi ở rể nghĩa là cậy nhờ gia đình nhà vợ. Mặc dù hiện nay mọi người đã có suy nghĩ thoáng hơn về việc ở rể nhưng bên cạnh đó không phải không có một bộ phận người dân vẫn còn định kiến với quan niệm xưa cũ này.
Thực tế cho thấy phần lớn mọi người đều áp đặt danh xưng “chạn vương” cho tất cả những anh trai đi ở rể, cậy nhờ gia đình vợ mà không xem xét khách quan vấn đề từ nhiều phía. Rất nhiều gia đình chỉ có con gái nên họ không muốn con mình bị gả đi xa, muốn giữ con lại nên có hướng kén rể về.
Vì thế nhiều trường hợp các chàng trai chấp nhận ở rể và gặp được gia đình tốt, họ vẫn chăm lo bảo vệ cho gia đình nhỏ của mình, chẳng màng tới lời dèm pha của người đời của xã hội.
Nhiều anh đàn ông khi ở rể nhưng vẫn độc lập về kinh tế, sống không phụ thuộc vào gia đình vợ. Và không phải tất cả các anh đàn ông ở thế kỷ 21 khi về ở rể nhà vợ đều sẽ trở thành chạn vương.
Việc quy chụp những anh có phúc lấy được vợ giàu như vậy là hướng nhìn vô cùng phiến diện, có phần ghen tị, rất không nên.