Trang thông tin tổng hợp
Trang thông tin tổng hợp
  • Ẩm Thực
  • Công Nghệ
  • Kinh Nghiệm Sống
  • Du Lịch
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Làm Đẹp
  • Phòng Thủy
  • Xe Đẹp
  • Du Học
Ẩm Thực Công Nghệ Kinh Nghiệm Sống Du Lịch Hình Ảnh Đẹp Làm Đẹp Phòng Thủy Xe Đẹp Du Học
  1. Trang chủ
  2. Kinh Nghiệm Sống
Mục Lục

Thông ba lá

avatar
kangta
16:36 24/02/2025

Mục Lục

Thông ba láTình trạng bảo tồnPhân loại khoa họcGiới (regnum)PlantaeNgành (divisio)PinophytaLớp (class)PinopsidaBộ (ordo)PinalesHọ (familia)PinaceaeChi (genus)PinusPhân chi (subgenus)PinusLoài (species)P. kesiyaDanh pháp hai phầnPinus kesiyaRoyle ex Gordon, 1840 Danh pháp đồng nghĩa

Thông ba lá (danh pháp hai phần: Pinus kesiya) (còn gọi là xà nu hay loong rúh) là một loài thực vật thuộc họ Thông. Trong tác phẩm văn học, loài cây này còn được gọi là xà nu trong tác phẩm "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyên Ngọc[cần dẫn nguồn].

Là cây gỗ lớn, vỏ màu nâu xám, nứt dọc rãnh sâu, nhựa ít nhưng có mùi hắc. Tán cây hình trứng rộng. Lá cây hình kim, thường đính 3 lá kim trên một đầu cành ngắn. Lá kim thường có màu xanh ngọc, mỗi lá kim thường dài 20-25 cm, lá thường cứng. Đầu cành ngắn đính lá thường có độ dài 1,5 cm, đính cách vòng xoắn ốc trên cành lớn.

Nón đơn tính cùng gốc, nón cái thường chín trong 2 năm, khi chín hóa gỗ. Nón hình trứng, có kích thước: cao 5-9 cm, rộng 4-5 cm. Cuống thường cong, có chiều dài 1,5 cm. Lá bắc không phát triển. Lá noãn phát triển thành vảy, mỗi vảy có 2 hạt, hạt có cánh. Mặt vảy hình thoi, có gờ ngang nổi rõ, có rốn vảy hơi lồi.

Ít khi trồng với mục đích chính là lấy nhựa. Gỗ dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gia dụng, nguyên liệu sản xuất bột giấy.[2][3]

Ưa đất tốt, khí hậu mát nhiều sương mù, thường phân bố ở độ cao trên 900 m. Trên thế giới có thể thấy thông ba lá phân bổ ở Ấn Độ (Assam), nam Trung Quốc (Vân Nam, cực đông nam Tây Tạng, nam Tứ Xuyên), Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines (Luzon). Tại Campuchia chỉ được biết đến ở một vị trí đơn lẻ duy nhất.[1]

Nó cũng là loài cây trồng quan trọng tại một số nơi khác trên thế giới, như tại miền nam châu Phi và Nam Mỹ.[2][3]

Ở Việt Nam, 90% diện tích thông ba lá là ở cao nguyên Langbian. Thông 3 lá mọc ở độ cao từ 1.000 đến 1.800m. Tuy nhiên, loài thông này cũng có thể mọc được ở độ cao thấp hơn từ 800 đến 1.000m trên cao nguyên Di Linh. Thông 3 lá có diện tích lớn nhất trong số các loài thông ở Việt Nam, mọc ở Hà Giang, Sơn La, Gia Lai, Công Tum,... nhưng nhiều nhất là trên cao nguyên Langbian.

Loại cây này được nhắc đến trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc).

  • Rừng thông Đà Lạt[liên kết hỏng]
  • Thông ba lá Dữ liệu liên quan tới Pinus kesiya tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Pinus kesiya tại Wikimedia Commons
0 Thích
Chia sẻ
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Pinterest
In
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Cookies
  • RSS
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Cookies
  • RSS

Trang thông tin tổng hợp tcqtsaigon

Website tcqtsaigon là blog chia sẻ vui về đời sống ở nhiều chủ đề khác nhau giúp cho mọi người dễ dàng cập nhật kiến thức. Đặc biệt có tiêu điểm quan trọng cho các bạn trẻ hiện nay.

© 2025 - loptienganh

Kết nối với loptienganh

vntre
vntre
vntre
vntre
vntre
Trang thông tin tổng hợp
  • Trang chủ
  • Ẩm Thực
  • Công Nghệ
  • Kinh Nghiệm Sống
  • Du Lịch
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Làm Đẹp
  • Phòng Thủy
  • Xe Đẹp
  • Du Học
Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký