Bệnh ghẻ là một trong những bệnh ngoài da phổ biến ở chó, không chỉ gây ngứa ngáy mà còn làm rụng lông, tổn thương da và suy giảm sức khỏe tổng thể. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh ghẻ có thể lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, bệnh viện thú y Tropicpet sẽ thông tin đến bạn chi tiết về cách chữa chó bị ghẻ rụng lông một cách hiệu quả, an toàn và các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ thú cưng khỏi bệnh lý khó chịu này.
Ghẻ ở chó là gì?
Bệnh ghẻ ở chó là một loại bệnh ngoài da do ký sinh trùng ghẻ gây ra. Các loại ghẻ phổ biến bao gồm:
- Ghẻ Demodex (ghẻ lường): Do ký sinh trùng Demodex canis gây ra, thường ký sinh sâu trong nang lông và tuyến bã nhờn.
- Ghẻ Sarcoptes (ghẻ ngứa): Do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra, chúng đào hang trong da và khiến chó bị ngứa dữ dội.
Ghẻ có thể xuất hiện ở bất kỳ giống chó nào, đặc biệt phổ biến ở chó con hoặc chó có hệ miễn dịch suy yếu. Nếu không được điều trị, ghẻ có thể dẫn đến nhiễm trùng da, suy giảm miễn dịch hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.
![Cách chữa chó bị ghẻ rụng lông](https://cdn.loptienganh.edu.vn/wp-content/uploads/2025/01/cach-tri-cho-bi-rung-long-va-ngua-1.jpg)
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở chó
Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị ghẻ, trong đó các yếu tố chính bao gồm:
- Nhiễm ký sinh trùng: Ký sinh trùng ghẻ xâm nhập và sinh sôi trên da chó, gây tổn thương da và rụng lông. Chó cũng có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với chó khác bị ghẻ hoặc qua môi trường bị ô nhiễm.
- Hệ miễn dịch yếu: Chó con, chó già hoặc chó đang mắc các bệnh lý khác có nguy cơ cao bị ghẻ do hệ miễn dịch yếu, không thể chống lại ký sinh trùng.
- Môi trường sống không sạch sẽ: Môi trường sống bẩn, ẩm ướt, không được vệ sinh thường xuyên là điều kiện lý tưởng để ký sinh trùng phát triển.
- Thiếu vệ sinh: Nếu chó không được tắm rửa thường xuyên, các ký sinh trùng và vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển.
- Dinh dưỡng không đầy đủ: Thiếu hụt dinh dưỡng làm suy yếu da và lông, khiến chó dễ bị ghẻ hơn.
Dấu hiệu nhận biết chó bị ghẻ rụng lông
Việc phát hiện sớm các triệu chứng sẽ giúp bạn điều trị chó bị ghẻ rụng lông hiệu quả hơn. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:
- Ngứa ngáy dữ dội: Chó gãi, cắn hoặc liếm da liên tục, đặc biệt ở vùng tai, bụng, chân và đuôi.
- Rụng lông từng mảng: Lông chó rụng thành từng mảng, để lộ vùng da bị viêm hoặc đóng vảy.
- Da đỏ, sần sùi: Khu vực da bị ghẻ trở nên đỏ, sưng và xuất hiện vảy trắng hoặc mủ.
- Xuất hiện mùi hôi: Bệnh ghẻ nghiêm trọng có thể gây viêm da và gây ra mùi hôi khó chịu.
- Chó mệt mỏi, giảm cân: Bệnh ghẻ kéo dài khiến chó chán ăn, mệt mỏi và sụt cân.
☞ Xem thêm: Chó bị viêm da, dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
![Bị ghẻ khiến chó ngứa ngáy khó chịu](https://tropicpet.vn/wp-content/uploads/2024/11/cho-bi-di-ung.jpg)
Cách chữa chó bị ghẻ rụng lông tại nhà
Nếu bệnh ghẻ ở chó đang ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để điều trị tại nhà, lưu ý sau khi tắm cho bó bạn cần lau khô vùng da bị ghẻ để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển:
Tắm cho chó bằng dung dịch đặc trị
- Xà bông chứa Sulfur: Tắm cho chó bằng dung dịch hoặc xà bông chứa Sulfur hoặc Benzoyl peroxide giúp tiêu diệt ghẻ và làm dịu da. Pha loãng dung dịch lưu huỳnh theo hướng dẫn, tắm cho chó 2 - 3 lần mỗi tuần. Cần lưu ý không để dung dịch dính vào mắt hoặc miệng của chó.
- Áp dụng giấm táo pha loãng: Pha giấm táo với nước (tỉ lệ 1:1) và thoa nhẹ lên vùng da bị ghẻ, giấm táo có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ làm sạch vùng da bị nhiễm.
- Sử dụng lá cây hoặc thảo dược dân gian: Nấu nước từ lá chè xanh, lá trầu không để lau rửa vùng da bị tổn thương, những loại lá này có tính kháng viêm, giảm ngứa và hỗ trợ tiêu diệt ký sinh trùng.
- Sữa tắm dành riêng cho chó bị ghẻ: Các sản phẩm chuyên biệt này chứa các hoạt chất an toàn giúp làm sạch và kháng khuẩn cho da chó.
- Tinh dầu tràm trà, dầu dừa hoặc dầu oliu: Tinh dầu tràm trà, dầu dừa hoặc dầu oliu có tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp giảm tình trạng ngứa và nhiễm trùng. Thoa một lớp mỏng tinh dầu lên vùng da bị tổn thương giúp làm dịu da và thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng
Sử dụng các loại thuốc trị ghẻ, các loại thuốc này cần sử dụng theo đúng cân nặng nên bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ thú y:
- Thuốc nhỏ da: Hiện này có các loại thuốc nhỏ ngoài da chuyên dụng như Revolution, Advocate có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ trên chó một cách nhanh chóng.
- Thuốc viên nén: Ngoài thuốc nhỏ ngoài da, các loại thuốc dạng viên nén như Nexgard spectra, Simparica cũng là lựa chọn tốt để tiêu diệt các loại ký sinh trùng ghẻ.
![Cho chó uống thuốc diệt ký sinh trùng ghẻ](https://tropicpet.vn/wp-content/uploads/2024/08/cho-cho-uong-thuoc-tay-giun.jpg)
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho chó. Bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin A, E, omega-3 và omega-6 để cải thiện sức khỏe da và lông.
Lưu ý rằng, để tránh tình trạng ghẻ nghiêm trọng hơn, hãy nhớ đeo loa chống liếm cho chó để ngăn chó liếm, cắn, gãi vào vùng bị ghẻ. Cùng với đó là thường xuyên vệ sinh khu vực sống và các đồ dùng của chó để loại bỏ ký sinh trùng ghẻ đang lưu trú.
Điều trị bệnh ghẻ ở chó tại phòng khám thú y
Nếu tình trạng ghẻ ở chó nặng hoặc không cải thiện sau khi điều trị tại nhà, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y. Các phương pháp điều trị chuyên sâu bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng ký sinh trùng: Bác sĩ thú y sẽ kê đơn các loại thuốc như Ivermectin, Milbemycin oxime hoặc Selamectin để tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ.
- Thuốc bôi ngoài da: Thuốc mỡ hoặc gel chứa permethrin, amitraz hoặc sulfur giúp làm dịu da và tiêu diệt ký sinh trùng tại chỗ.
- Thuốc kháng viêm và giảm ngứa: Prednisone hoặc hydrocortisone được sử dụng để giảm viêm và ngứa.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp nhiễm trùng thứ cấp, bác sĩ có thể kê kháng sinh để kiểm soát tình trạng viêm.
☞ Xem thêm: Dịch vụ phòng và điều trị nội, ngoại ký sinh trùng tại Tropicpet
![Bôi thuốc ngoài da cho chó](https://tropicpet.vn/wp-content/uploads/2024/09/ve-sinh-vet-thuong.jpg)
Phòng ngừa chó bị ghẻ rụng lông
Việc mắc phải ký sinh trùng ghẻ khiến cho chó vừa phải chịu các biểu hiện khi bị ghẻ cũng như làm mất đi vẻ đẹp bên ngoài của chúng. Do đó, hãy có những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho chó nói chung. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa:
- Vệ sinh môi trường sống xung quanh: Làm sạch giường, chăn và các vật dụng của chó định kỳ. Tránh để chó sống trong môi trường bẩn hoặc ẩm ướt.
- Tắm rửa thường xuyên: Tắm cho chó định kỳ bằng các sản phẩm chăm sóc da an toàn. Đảm bảo làm sạch các vùng dễ bị ghẻ như tai, nách và bụng. Làm khô lông để tránh ẩm ướt tạo môi trường cho ký sinh trùng hình thành.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Bổ sung cho chó các loại thức ăn chứa vitamin A, E, omega-3 và omega-6 để cải thiện sức khỏe da và lông.
- Hạn chế tiếp xúc với chó bị nhiễm bệnh: Không cho chó tiếp xúc với các động vật bị ghẻ để tránh lây nhiễm.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Đưa chó đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh. Định kỳ tẩy giun và ký sinh trùng ngoài da cho chó.
☞ Xem thêm: Khám tổng quát chó mèo bao nhiêu tiền? Những điều “SEN” cần biết
![Vệ sinh đệm, ổ của chó thưởng xuyên](https://tropicpet.vn/wp-content/uploads/2024/08/ve-sinh-giuong-cua-thu-cung.jpg)