![cau-hoi-phong-van-tinh-huong](https://cdn.loptienganh.edu.vn/wp-content/uploads/2024/12/cac-cau-hoi-tinh-huong-khi-phong-van.jpg)
Bạn biết không, tỷ lệ "săn job" thành công của ứng viên sẽ bị giảm dần nếu họ có biểu hiện lúng túng và trả lời không tốt trước các câu hỏi phỏng vấn tình huống đến từ nhà tuyển dụng. Lý do là vì phía công ty có thể đánh giá được mức độ phù hợp của bạn thông qua ngôn ngữ hình thể (body language), khả năng tiếp nhận thông tin cũng như xử lý tình huống trong khi trả lời phỏng vấn xin việc .
Phương pháp STAR sẽ là một trong những phương pháp vô cùng hiệu quả giúp bạn trả lời trơn tru và gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Cùng Cake tìm hiểu xem phương pháp STAR là gì, lợi hại như thế nào và top 10 câu hỏi phỏng vấn tình huống thường gặp nhé!
STAR là viết tắt của Situation - Tình huống, Task - Nhiệm vụ, Action - Hành động và Result - Kết quả. Phương pháp STAR giúp bạn phân tích tình huống, làm rõ trách nhiệm bản thân, từ đó đưa ra hành động phù hợp để mang lại kết quả mong muốn, cụ thể là:
- Situation: Mô tả tình huống câu chuyện của bạn.
- Task: Giải thích vai trò và trách nhiệm của bạn trong tình huống đó.
- Action: Kể chi tiết bạn đã xử lý tình huống như thế nào và đây là phần quan trọng nhất để bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Bạn nên trình bày cụ thể chuyên môn liên quan đến vị trí ứng tuyển được sử dụng để giải quyết vấn đề, qua đó chứng minh năng lực của bản thân.
- Result: Hành động bạn đã thực hiện ở trên dẫn đến kết quả như thế nào? Để tăng tính thuyết phục, bạn nên nói kèm những con số thành tích cụ thể, hoặc chia sẻ bài học rút ra từ kinh nghiệm lần đó.
1. Kỹ năng làm việc nhóm
Khi nhận được các câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng làm việc nhóm, bạn nên mô tả sự phối hợp ăn ý giữa bạn và đồng đội, hay cách giải quyết mâu thuẫn của nhóm. Một ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng không những giỏi chuyên môn, mà còn phải biết teamwork mượt mà, hiệu quả để cùng nhau gặt hái thành công chung.
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Nhiều người cho rằng nhà tuyển dụng đặt họ vào tình huống khó xử để “làm khó”, nhưng thật ra các câu hỏi phỏng vấn tình huống giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên. Điều này được coi là tiêu chí quan trọng trong tuyển dụng đấy!
3. Kỹ năng giao tiếp
Các vấn đề về giao tiếp bạn sẽ gặp phải khi làm việc với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác là câu hỏi phỏng vấn tình huống xuất hiện nhiều nhất. Vì đây là dạng câu hỏi sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ chuyên nghiệp của bạn khi ứng xử và hòa hợp trong môi trường làm việc.
4. Kỹ năng quản lý thời gian
Bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi ứng viên cần có kỹ năng quản lý và phân bổ thời gian thực hiện các công việc sao cho hiệu quả . Thế nên, kỹ năng này thường được nhà tuyển dụng liệt vào danh sách những câu hỏi tình huống khi phỏng vấn thường gặp.
5. Khả năng chịu áp lực
Nếu như nhà tuyển dụng đặt ra các tình huống phỏng vấn xin việc là khả năng chịu đựng và vượt qua áp lực, thì bạn có thể chuẩn bị kịch bản trả lời cho các câu hỏi này:
6. Khả năng lãnh đạo
Thể hiện khả năng lãnh đạo của mình ngay từ khi còn là người mới sẽ giúp bạn trở nên tiềm năng hơn trong mắt nhà tuyển dụng bằng cách trả lời ổn áp các tình huống khi đi phỏng vấn xin việc dành cho bậc quản lý.
7. Khả năng thích ứng
Một trong những kỹ năng mềm của ứng viên được nhà tuyển dụng săn đón chính là khả năng thích ứng nhanh nhạy với môi trường làm việc mới, hoặc khi phát sinh những thay đổi bất ngờ.
Việc đặt ra các tình huống khi đi phỏng vấn xin việc dưới đây là cách đánh giá khả năng thích nghi của ứng viên:
1. Bạn sẽ làm gì nếu khách hàng không đồng ý với hướng giải quyết của công ty?
2. Chia sẻ về một trải nghiệm không tốt khi làm việc nhóm.
3. Kể về một lần bạn mắc lỗi ở vị trí cũ và cách khắc phục.
4. Bạn sẽ làm gì khi thấy đồng nghiệp thiếu trung thực trong công việc?
5. Bạn đã từng đưa ra một quyết định không giống số đông chưa và thuyết phục mọi người như thế nào?
6. Đã có khi nào ở công việc cũ, bạn từng không đạt được KPI chưa?
7. Hãy nói về một lần bạn phải chịu nhiều áp lực trong công việc, lúc đó bạn đã làm gì?
8. Bạn sẽ làm gì nếu cấp trên yêu cầu hoàn thành nhiều công việc sớm nhất có thể, và việc nào cũng cần gấp?
9. Bạn sẽ xử lý thế nào nếu kết quả công việc không như mong đợi?
10. Chia sẻ về một trong những thay đổi lớn trong công việc mà bạn đã trải qua.
Kết luận
Qua bài viết này, Cake hy vọng bạn sẽ biết cách vận dụng phương pháp STAR vào buổi phỏng vấn xin việc sắp tới. Hãy nhớ rằng, không có một câu trả lời nào đúng hoàn toàn cho tất cả các câu hỏi phỏng vấn tình huống. Điều quan trọng là bạn thể hiện được kỹ năng giao tiếp, tư duy logic và sự hiểu biết về lĩnh vực làm việc của mình. Chúc bạn nhiều thật nhiều thành công!
- Tác giả bài viết: Kristie Shenzhou -