Những người có vết thương hở thắc mắc uống sữa có bị sẹo lồi không và phải làm sao để ngăn ngừa sẹo xấu hình thành. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
I. Uống sữa có bị sẹo lồi không?
Uống sữa có nguy cơ gây nên sẹo lồi trên da khi mọi người có vết thương hở. Tuy nhiên, việc này còn chịu ảnh hưởng bởi cơ địa, kích thước vết thương và chế độ sinh hoạt khác. Trên thực tế, sữa là thực phẩm có chứa lượng lớn hormone androgen và chất IGF-1 dễ gây sưng viêm da, mưng mủ. Ngoài ra, lượng đạm trong sữa khá lớn sẽ kích thích tế bào da phát triển dẫn đến sẹo lồi trên bề mặt da, thậm chí gây đau đớn và ngứa ngáy khi chạm vào.
II. Bị vết thương hở bao lâu thì bổ sung sữa?
Những người có vết thương hở cần ít nhất là 10 - 15 ngày để da non hình thành và lành lại hoàn toàn. Do đó, mọi người chỉ nên uống sữa khi vết thương đã lành lại hoàn toàn. Đồng thời, khi vết thương hở không còn hiện tượng sưng viêm hoặc có mủ bên trong thì mọi người có thể uống sữa nhưng cần sử dụng với lượng vừa phải trong thời gian đầu.
TÌM HIỂU THÊM: Uống nước dừa có bị sẹo lồi không?
III. Người vết thương hở không nên ăn và uống gì để tránh bị sẹo lồi?
Không chỉ cần kiêng uống sữa trong thời gian vết thương chưa lành, mọi người cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm sau:
- Rau muống: Làm đùn da và hình thành sẹo lồi, ngoài ra còn khiến da non ngứa hơn bình thường
- Thịt gà: Dễ gây sưng tấy, đau nhức vết thương, từ đó kéo dài thời gian hồi phục
- Trứng: Làm cho vùng da xung quanh vết thương loang lổ, ngoài ra còn dễ gây sẹo lồi
- Hải sản và đồ tanh: Tính tanh kích thích cảm giác ngứa ngáy, dễ làm vết thương bị sưng và mẩn đỏ
- Thịt bò: “Thủ phạm” hàng đầu khiến cho vùng da có vết thương hở bị sẫm màu, để lại sẹo thâm
- Đồ nếp: Thực phẩm chế biến từ gạo nếp như bánh chưng, xôi, chè… có tính nóng khiến da ngứa và chảy mủ
- Thực phẩm cay nóng, dầu mỡ: Gây nóng trong làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nóng rát và đau nhức
- Cafe, trà: Đồ uống chứa caffeine khiến cơ thể mất nước dẫn đến da căng khô, bong tróc hay nhăn nheo
- Đồ uống có cồn: Ảnh hưởng xấu tới lưu thông tuần hoàn máu, theo đó kéo dài thời gian lành thương
CHI TIẾT TẠI: Kiêng ăn gì cho vết thương mau lành, không sẹo?
IV. Chế độ chăm sóc vết thương hở để da không lên sẹo
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm để có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, mọi người cũng cần chăm sóc vết thương hở đúng cách với những việc sau để hạn chế sẹo lồi, sẹo xấu:
- Thường xuyên vệ sinh vết thương hở bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý
- Băng bó vết thương cẩn thẩn, không băng quá chặt gây bí hơi và giảm lưu thông máu
- Hạn chế tiếp xúc với nước và thay băng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh
- Bảo vệ vết thương khỏi ánh nắng mặt trời để tránh tình trạng thâm da
- Hạn chế ma sát, cạy gãi, bóc vảy khi vết thương đang lên da non
- Hạn chế hoạt động mạnh, chơi thể thao cường độ cao, bơi lội, xông hơi, tắm biển,…
- Lựa chọn trang phục thoải mái để tránh chà sát vào vùng da tổn thương
- Uống nhiều nước và bổ sung các chất có lợi cho da như vitamin A, C, E, kẽm, sắt, protein,…
- Thoa và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ để đảm bảo vết thương được lành nhanh chóng
- Thăm khám bác sĩ khi da xuất hiện những dấu hiệu bất thường như viêm nhiễm, sưng tấy, đỏ rát…
Trên đây là những nội dung giúp bạn giải đáp thắc mắc uống sữa có bị sẹo lồi không và cách chăm sóc vết thương hở đảm bảo an toàn. Để được thăm khám và điều trị sẹo lồi, hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia theo hotline 032 845 1188 để biết thêm chi tiết.